Trang

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Các giống lan Hài Việt Nam

Ở Việt Nam có ít nhất 10 loài lan Hài, trong đó có 1 loài đặc hữu được cả thế giới ưa chuộng là hài hồng (Paphiopedilun Delenatii). Trước đây loài này rất hiếm nhưng từ năm 1993 trở lại đây, loài này được phát hiện có nhiều ở vùng căn cứ Bác Ái thuộc huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), vùng Hòn Nhạn (Phú Yên) và Krông Bông (Đaklak).



Lan hài Việt Nam Paphiopedilum Vietnamense. Loài này được phát hiện ở vùng biên giới phía tây bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc cùng với Paphiopedilumem ersonii, nhưng mãi đến năm 1998 loài lan đặc hữu Việt Nam này mới được O. Gruss và H. Perner đặt tên và công bố. Hoa có cánh hoa rất to 8 - 10cm, màu hường, môi tía đậm ở mặt trước, nhạt dần về sau, mép cuộn vào, mặt trong có nhiều đốm tía đậm và một dải lông trắng dày đặc ở phần giữa, ngay dưới chân trụ.



Lan hài vàng Paphiopedilum villosum. Nó được xem như là loài phổ biến nhất và dễ trồng nhất ở Việt Nam với cánh đài lưng màu lục có vân dọc, mép trắng hơi lật ra sau. Cánh tràng hơi chúc xuống và cong ra phía trước, mép nhăn nheo, giữa có vạch lớn màu nâu đỏ. Cánh môi dạng túi màu vàng lục hơi nâu mép màu vàng nâu và thùy bên cuộn vào trong.



Lan hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum. Mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh, ở độ cao khoảng 1500m. Cây chịu hạn khá tốt. Loài này có sự phân bố rất hạn chế và số lượng cá thể rất ít ở Lâm Đồng, Đà Lạt. Chúng có thể bị đe dọa bị tuyệt chủng do môi trường sống là rừng bị thu hẹp lại. Hoa lan hài đài cuộn cỡ lớn với màu nâu pha xanh nhạt. Cánh đài lưng bầu dục uốn cong ra phía sau, cuộn lại, màu xanh đậm, với các đốm hồng đỏ ở gốc, mép màu lục nhạt, màu trắng ở đỉnh. Cánh môi có màu tía ửng vàng và lục, mép màu vàng.( Còn gọi là hài cánh sen)



Lan hài kim Paphiopedilum armeniacum. Loài lan hài có màu sắc vàng rực này có lá đài sau hình trứng cho đến bầu dục, dài 2,2 - 2,8cm rộng 1,4 - 2,2cm, hơi nhọn, mép uốn vào ở phần trên. Lá đài bên dính nhau, nhỏ hơn lá đài sau với 2 sóng ở lưng và chỉ 1 răng tròn ở đỉnh, mặt trong nhẵn. Loài này được cho là hoàn toàn tuyệt chủng ở Việt Nam vì ở vùng núi đá vôi biên giới Việt Nam đã bị người dân đã khai thác quá mức để bán. Có một số nhà khoa học cho rằng loài này không phân bố ở Việt Nam nhưng trên thực tế có rất nhiều tài liệu đã chứng minh đây là loài lan của Việt Nam.



Lan hài vân Paphiopedilum callosum. Được công nhận là loài có vùng phân bố rất rộng Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Thừa Thiên Huế và ngay cả vùng có độ cao thấp là Phú Quốc. Lan thường nở hoa vào mùa xuân và đầu hạ với cụm hoa cao, có lông, màu nâu đỏ. Cánh đài lưng gần tròn hơi gấp lại, mép răn reo, màu trắng pha hồng gốc màu xanh có gân đỏ ở đỉnh và cánh môi màu nâu đỏ, gốc màu xanh nhạt, hai bên thùy cuộn lại vào trong, có nhiều đốm đỏ đậm đã làm ngây ngất những người yêu lan ở Việt Nam.



Lan hài râu Paphiopedilum dianthum. Thật khó có thể nhầm lẫn được loài lan hài râu với các loài lan khác ở Việt Nam bởi cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng, dài, xoắn lại, rũ xuống, màu nâu lục, dài 10 - 12cm. Cánh môi dạng túi dài 5cm, màu lục nâu vàng, mép cuộn vào trong. Vùng phân bố của Paphiopedilum dianthum ở Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và còn mọc ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan.



Lan hài đốm Paphiopedilum gratrixianum. Các đỉnh núi cao ngất thuộc dãy Tam Đảo, Vĩnh Phúc là xứ sở của loài lan hài đốm. Với cánh đài lưng hình trái xoan, hẹp ở gốc, mép răn reo, màu lục ở gốc, mép trắng, có đốm đỏ lớn ở giữa, cánh tràng trải rộng nhìn như chiếc đuôi công rực rỡ sắc màu, mép răn reo màu lục nâu nhạt. Cánh môi dạng túi, màu lục nâu đậm, 2 thùy bên đứng. Vẻ đẹp lộng lẫy của loài hoa này được các nhà sưu tập lan ở Việt Nam gọi với cái tên trìu mến Hài đuôi công.



Lan hài helen Paphiopedilum helenae. Đây có thể là loài lan Hài có kích thước hoa nhỏ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và câu chuyện tình yêu của nhà thực vật học Averyanov đã nói lên tất cả về loài hoa lan đặc hữu này: “Một buổi chiều, sau khi tôi và các bạn đồng nghiệp đã mất cả ngày trèo lên nhiều ngọn núi dốc, mọi người đang tính trở về. Nhưng khi thấy ngọn đồi trước mặt rất hấp dẫn, cây cối thật là lý tưởng cho tôi có cảm giác có lan mọc ở đó. Mọi người đã quá mệt mỏi không muốn đi nữa nên tôi đã leo lên một mình. Khi leo gần tới đỉnh đồi, tôi thấy ở gần mép đá có một đám hoa vàng rực rỡ. Thực là đặc biệt vì bông hoa quá lớn so với cây lan. Tội vội chụp vài tấm ảnh, đào một vài nhánh rồi vội vã xuống đồi. Vì vợ tôi Helene Averynova cũng có bộ tóc vàng và dáng người nhỏ nhắn như cây lan, cho nên tôi lấy tên nàng để đặt tên cho cây lan này”.



Lan hài henry Paphiopedilum henryanum. Sau rất nhiều những nghi ngờ về vùng phân bố của loài lan hài này ở Việt Nam vì những tấm ảnh hấu hết là chụp ở các vườn hoa lan trổng trên thế giới và gần như chưa một nhà khoa học nào nhìn thấy chúng nở hoa trong thiên nhiên Việt Nam. Vào mùa xuân năm 2001 Leonid Averyanov và D. Harder đã tìm thấy cây lan này tại khu bảo tồn Phong Quang tỉnh Hà Giang. Với chiếc cánh đài màu xanh lá và những đốm màu tím đậm ở mặt trong, lan hài henry là một trong những tác phẩm đẹp nhất của thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta.



Lan hài mã lị Paphiopedilum malipoense. Loài lan hài độc đáo này thường nở hoa vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm và loài này được Chen và Tsi mô tả đầu tiên vào năm 1984 dựa trên mẫu vật khô của bảo tàng. Chen và Tsi cho rằng chúng được sưu tập ở Nam Vân Nam - Trung Quốc. Mẫu vật mà K. M. Feng sưu tập ngày 11/11/1947 hiện lưu giữ ở Bắc Kinh là lấy ở núi Malipo của Trung Quốc. Nhưng theo Averyanov thì các cây lan mà người Trung Quốc bán ở Hong Kong từ những năm 1988 1989 là lấy từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Averyanov đã khám phá chúng ở gần làng Can Ty thuộc tỉnh Hà Giang, và ở phía đông nam vùng Mai Châu của tỉnh Hòa Bình.

Các giống lan hài Việt Nam và mùa nở hoa:
Paphiopedilum appletonianum Xuân                             bargigerum Thu
callosum Hạ                                                                concolor Cuối Xuân, đầu Hạ
delenatii Xuân                                                             dianthum Cuối thu
emersonii Xuân                                                           gratrixianum Xuân
hangianum Cuối thu                                                     helenae Thu
henryanum Thu                                                            hiepii Xuân
hirsutissimum Xuân                                                      malipoense Xuân
micranthum Xuân                                                         purpuratum Thu
tranlienianum Thu                                                         vietnamense Đông
villosum Đông                                                              affine Xuân
aspersum Thu                                                              dalatense Hạ
hemannnii Thu


Theo Hoalanvietnam.org
















































Những điều cơ bản khi trồng Lan rừng

Những cây lan lấy từ thiên nhiên hoang dã, chúng thường không dễ trồng nếu người trồng lan không biết tường tận các điều kiện sinh thái của chúng.

Trước hết bạn cần biết cây lan rừng của bạn được thu hái từ vùng nào: núi cao hay đồng bằng (lưu ý nhiệt độ,quang kỳ), dưới tán cây, trong bụi rậm hay ngoài đồng trống (lưu ý đến cường độ ánh sáng), ở mặt đất hay trên cành cây (lưu ý đến giá thể, đất trồng), chúng có hoa vào mùa nào hay có hoa quanh năm (lưu ý đến thời kỳ nghỉ).


Hải yến- Rhynchostylis coelestis

Nếu chúng sống ở đất thì đất trồng phải có đất mùn, rác mục, lá khô vụn, xơ dừa vụn, tro trấu, phân bò khô…Các thành phần trên trộn đều rồi cho vào chậu trồng có lỗ thoát nước tốt ( trồng địa lan). Nếu chúng sống bám trên cây gỗ thì chất trồng tuyệt đối không có đất mà chỉ sử dụng than, xơ dừa…và tùy theo rễ của chúng mà cấu tạo giá thể: Nếu rễ to như Ngọc điểm, Hải yến, Đuôi cáo (Rhynchostylis), thì dùng than lớn, cho chất trồng thật thoáng như cách trồng Vanda. Nếu rễ chúng nhỏ, nhiều như Hàm long (Coelogyne), lan lọng (Bulbophyllum)… thì chất trồng là những cục than nhỏ hơn cho giá thể thoáng, không úng nước như cách trồng Dendrobium, Cattleya.


Đuôi cáo -Rhynchostylis


Huyết nhung - Renanthera imshootiana

Nếu chúng chỉ sống ở vùng cao, vùng lạnh như cẩm báo (Hydrochilus parishii), Huyết nhung (Renanthera imshootiana) thì ta phải lưu ý đến nhiệt độ và độ dài ngày đêm.


Nhất điểm hồng - Dendrobium draconis

Nếu chúng ra hoa quanh năm như Nhất điểm hồng (Dendrobium draconis) thì tưới bón quanh năm. Nếu trước lúc ra hoa chúng lại rụng lá, chỉ còn giả hành trơ trụi như long tu (Dendrobium primulinum), giả hạc (Dendrobium superbum) …thì phải chú ý đến thời kỳ nghỉ. Thời gian nghỉ này có thể kéo dài 2 tuần đến trên 1 tháng, lúc ấy ta ngừng hoặc giảm hẳn việc tưới nước, nếu không khi mùa mưa đến chúng chỉ phát triển tươi tốt mà không cho hoa.


Địa lan

Nếu chúng chỉ là những cây địa lan chỉ ra hoa vào mùa mưa thì khi mùa khô đến chúng sẽ tàn rụi đi. Chúng không chết mà chỉ chuyển sang giai đoạn sống chậm bằng củ hay giả hành ở dưới đất, lúc ấy ta không tưới nước cho chúng. Hết mùa khô khi tiết trời mát mẻ thì chúng sẽ đâm chồi trên mặt đất, lúc đó ta lại tiếp tục tưới nước bón phân. Sự khô hạn để cây tàn lụi là điều kiện bắt buộc để chúng phát triển tốt và lại ra hoa sau đó. Vì vậy người trồng lan cần biết để trồng tốt và có thể điều khiển chúng ra hoa theo ý muốn.
Theo Kỹ thuật nuôi trồng Hoa lan

Lan Hạc đính (Hạc đỉnh)

Hạc Đính, Hạc Đỉnh, Hạc Đĩnh - Phaius Một chi đặc quyền của bán đảo Đông Dương.. Việt Nam gồm ba loài : Hạc Đĩnh Nâu Phaius Tankervilleae, Hạc Đĩnh Tím Phaius Tankevilleae Violet , Hạc Đĩnh Vàng Phaius Plavus

+ Đặc điểm : Cây đa thân, hành giả giạng củ tròn, sống địa sinh( thường mọc ven bờ suối lẫn với lau sậy). Lá rất to ( rộng 7-10 cm, dài 80-90 cm) cây thường rụng lá vào mùa khô, ra bông vào dịp tết rất thơm.

+ Cách Trồng : Trồng trong chậu đất hoặc thành luống ven đường nước nhiều (chịu úng tốt). dến khoảng tháng chín âm lịch giảm nước từ từ rồi ngưng hẳn tưới nước cho đến khi là bắt đầu héo thì tưới lại cây sẽ ra hoa vào dịp tết (mà còn lá).

+ Cách chăm sóc: trừ đất trồng đầu tiên có nhiều mùn, phân ủ hoai thì khi cây đã phát triển tốt thì đừng thêm bón thêm gì cả bởi chăm bón càng tốt thì càng khó ra hoa. Nhưng nước thì cần nhiều đấy (vì lá quá lớn mà)


1. Phaius tankervilleae: Lan Hạc đính nâu:
Loài lan đất, củ giả lớn dạng chóp có nhiều bẹ. Thân cao 50 - 60cm. Lá lớn dài 30 - 50cm, rộng 5 - 10cm, có 7 gân, màu lục nhạt, thuôn hình giáo, nhọn ở đỉnh, gốc có cuống.


Tên Việt Nam: Lan hạc đính nâu            
Tên Latin: Phaius tankervilleae
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây Lan đất

Mô tả:
Loài lan đất, củ giả lớn dạng chóp có nhiều bẹ. Thân cao 50 - 60cm. Lá lớn dài 30 - 50cm, rộng 5 - 10cm, có 7 gân, màu lục nhạt, thuôn hình giáo, nhọn ở đỉnh, gốc có cuống. Cụm hoa thẳng, cao 30 - 70cm. Hoa lớn, dài 10cm, cánh hoa trắng ở mặt ngoài, nâu ở mặt trong. Cánh môi màu đỏ có vạch vàng, chia 3 thùy, hai thùy bên cuộn lại, thùy giữa có 2 vạch dọc.

Phân bố:
Cây mọc ở đất sình lầy: Nình Bình, Huế, Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia lai, Kontum, Daklak), Đồng Nai và phân bố Lào, Srilanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Tân Ghi Nê, Australia.








2. Phaius longicornu: Lan Hạc đính tím:
Cánh môi ở giữa có màu vàng có nhiều vạch màu tím đỏ, chia 3 thùy rộng, đầu cánh môi có 1 đoạn kéo dài.


Tên Việt Nam: Lan hạc đính tím               
Tên Latin: Phaius longicornu
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây Lan đất

Mô tả: Loài lan đất, lá lớn dài 30 - 40cm, rộng 4 - 5cm, xếp nếp theo gân, thuôn nhọn ở đỉnh, cuống dài ở gốc. Cụm hoa chùm thẳng. Hoa lớn, dài 5 - 7cm, thưa. Cánh hoa trắng ở mặt ngoài, màu vàng ở mặt trong. Cánh môi ở giữa có màu vàng có nhiều vạch màu tím đỏ, chia 3 thùy rộng, đầu cánh môi có 1 đoạn kéo dài.

Phân bố: Cây mọc ở vùng núi: Lâm Đồng (Vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà) và phân bố ở Thái Lan, Indonesia.










3. Phaius mishmensis: Lan Hạc đính hồng:
Hoa lớn, dài 5cm, màu hồng nhạt khi mời nở, cánh môi màu hồng tươi, khi già chuyển thành màu vàng cam, cựa dài 3cm.


Tên Việt Nam: Lan hạc đính hồng          
Tên Latin: Phaius mishmensis
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây Lan đất

Mô tả: Loài lan đất, củ giả lớn, cao 8 - 10cm, rộng 3 - 5cm, thuôn tròn, xếp sát nhau. Thân cao 0,5 – 0,8m. Lá 3 - 8 chiếc, dài 20 - 25cm, xếp nếp theo gân, màu xanh đậm. Cụm hoa cao 50 - 60cm, cuống chung mập. thường có 4 – 7 hoa. Hoa lớn, dài 5cm, màu hồng nhạt khi mời nở, cánh môi màu hồng tươi, khi già chuyển thành màu vàng cam, cựa dài 3cm.

Phân bố: Loài mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Tam Đảo, Hoà Bình, Cúc Phương và Lâm Đồng. Loài này còn phân bố ở Trung Quốc., Campuchia, Thái Lan...

Mô tả loài: Trần Hợp - Phùng mỹ Trung – Nguyễn thị Liên Thương.

Tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ Assam, phía đông dãy Himalaya, Myanamar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và các Ryukyu ở độ cao của 500-2000 mét trong bóng mát, môi trường sống ẩm ướt với các nền đá và là một kích cỡ lớn, từ nóng đến ấm áp, lan đất với giả hành tối, nhiều thịt, hình thoi, hình trụ hẹp bao bọc bởi vỏ bọc cơ sở và mang 6-8 hoa, đỉnh, quăn lại, thay thế,-mũi mác elip thuôn hình trứng to-, nhọn hoặc lá cấp tính, nở vào mùa thu trên một nách lá, dài 12 đến 24 "[30 tới 60 cm], hoa nở thành chùm lỏng lẻo, ngắn hơn hoặc bằng chiều dài phát hoa lá có hình mũi mác, lá bắc cauducous và những bông hoa không nở trọn vẹn.












4. Phaius indigoferus: Lan Hạc đính nâu vàng:
Cụm hoa chùm thẳng. Hoa lớn, dài 5 - 7cm, thưa. Cánh hoa trắng ở mặt ngoài, màu nâu đậm ở mặt trong. Cánh môi màu vàng có nhiều vạch màu nâu đậm, chia 3 thùy rộng, có lông dài.


Tên Việt Nam: Lan hạc đính nâu vàng         
Tên Latin: Phaius indigoferus
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây Lan đất

Mô tả: Loài lan đất, lá lớn dài 30 - 40cm, rộng 4 - 5cm, xếp nếp theo gân, thuôn nhọn ở đỉnh, cuống dài ở gốc. Cụm hoa chùm thẳng. Hoa lớn, dài 5 - 7cm, thưa. Cánh hoa trắng ở mặt ngoài, màu nâu đậm ở mặt trong. Cánh môi màu vàng có nhiều vạch màu nâu đậm, chia 3 thùy rộng, có lông dài.

Phân bố: Cây mọc ở vùng núi: Phú Thọ, Ninh Bình, Gia Lai, Kontum, Đồng Nai và phân bố ở Thái Lan, Indonesia.

Mô tả loài: Trần Hợp - Phùng mỹ Trung.

Tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia và Java ở độ cao từ 300 đến 1500 mét với một kích thước trung bình, phụ sinh tăng trưởng từ nóng đến ấm, không có giả hành nhưng kín, hình vuông trong sự giao nhau, thân có thể nằm dọc theo mặt đất trước khi chuyển lên trên và mang 3-4 hoa, quăn lại, từng bước thu hẹp phía dưới các cuống lá cơ sở, nở vào mùa hè trên một thân cứng, nhiều [7-10] cụm hoa.








5. Phaius flavus: Lan Hạc đính vàng:
Bông hoa với thật nhiều cụm hoa với lá bắc kéo dài và thật nhiều hoa thơm, lâu tàn, màu vàng, nở vào mùa đông và mùa xuân.

Một kích thước trung bình, lan đất phát triển từ nơi mát mẻ đến ấm từ các tầng râm ẩm của rừng thường xanh cây lá rộng chủ yếu trên các vùng bị che phủ bởi sương mù trên rêu được ghi trong chà và dọc theo suối dốc ở Assam, phía đông dãy Himalaya, Nepal, Myanamar, Thái Lan , Malaysia, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Java, Moluccas, Philippines, Sulawesi, Sumatra, New Guinea, New Caledonia, Samoa, Vanuatu, Đài Loan, Ryukyu Isalnds và Nhật Bản ở độ cao của 200-3400 mét, với giả hành có hình nón với hình trứng, mang 3-8 lá hình elip-mũi mác, nhọn, quăn lại, vàng đốm trắng, nở hoa lỏng lẻo trên một thân cao đến 3 ' [ 90 cm], thẳng, cơ bản, thật nhiều cụm hoa với lá bắc kéo dài và thật nhiều hoa thơm, lâu tàn, màu vàng, nở vào mùa đông và mùa xuân.












6. Phaius wallichii Lindl. 1831:
Tìm thấy ở Ấn Độ, Sri Lanka phía đông dãy Himalaya, Assam, Bangladesh, Myanamar, Thái Lan, Việt Nam, Vân Nam Trung Quốc và có thể Sumatra trong rừng rậm dọc theo khe núi ở độ cao 900-1300 mét

Tên thường gặp Wallich's Phaius [Danish Botanist and Orchid Collector 1800's / nhà sưu tầm lan & thực vật học Đan Mạch 1800]

Tìm thấy ở Ấn Độ, Sri Lanka phía đông dãy Himalaya, Assam, Bangladesh, Myanamar, Thái Lan, Việt Nam, Vân Nam Trung Quốc và có thể Sumatra trong rừng rậm dọc theo khe núi ở độ cao 900-1300 mét với một lan đất tăng trưởng nơi ấm áp, kích cỡ lớn với một giả hành hình thoi để hình trụ, hình trứng giả mang 4 lá mũi nhọn hình chữ nhật, elip, quăn lại, màu xanh lá cây, nở vào mùa xuân sau đó trên một thân đứng không lông, dài đến 40 "[100 cm], hơn 10 hoa nở rộ mọc lên từ các mắt thấp hơn các giả hành và có lá bắc có hoa nhẵn, hình trứng-mũi mác, mau tàn và mang các hoa nở lớn.

Các lan rất khác nhau từ P tankervilleae 1. Chúng lớn hơn nhiều, giả hành cao đến 12 cm 2. cụm hoa cao hơn 6 feet, mang theo 16 hoặc nhiều hơn hoa lớn 3. Những bông hoa mặt hướng về phía trước trong khi tankervilleae nhìn xuống 4. Màu cơ bản của hoa là màu hoàng thổ vàng-với một màu vàng nâu che phủ - tankervilleae là màu trắng 5. môi khác nhau



Theo hoalancaycanh.com

Hình ảnh một số Lan rừng Việt Nam

Hoàng thảo U lồi ngũ tinh


Hoàng thảo đùi gà



Hoàng thảo hoàng phi hạc


hoàng thảo tam bảo sắc


Hoàng thảo đơn cam


Hoàng thảo thập hoa


Phượng vỹ


Ngọc điểm (nghinh xuân lan)



Lan Hoàng Thảo Đơn Cam Hay Ớt Chẻ Dendrobium unicum



Lan Hoàng thảo Đơn Cammàu cam đỏ đậm hơn


Hoàn Thảo Trinh Bạch Dendrobium virgineum


Hoàng Thảo Trường Sơn Thân Dài
Dendrobium delacourii
sách bác Trần Hợp
Hoàng Thảo Nam Bộ




Hoàng Thảo Vảy Rồng, Vảy Cá Dendrobium jenkinsii




Dendrobium pulchellum
Hoàng Thảo Lộng Lẫy sách bác Trần Hợp
dân gian thường gọi là. Hoàng Thảo Thái Bình


Hoàng Thảo Hoa Vàng Sách bác Phạm Hoàng Hộ 1976
Dân Gian Thường Gọi là
Hoàng Thảo Phi Điệp Vàng
Tên khoa học. Dendrobium chrysanthum






Hoàng Thảo Hoàng ý thảo thân vàng xanh


Hoàng Thảo Kim Thoa Hoa Vàng
tên khoa học Dendrobium aurantiacum


Phi Điệp





Còn tiếp