Trang

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Mỹ thuật Việt qua một số thời kỳ lịch sử


MỸ THUẬT THỜI LÝ(1009-1225)
                                                                   Sưu tầm từ: Lê Thị Thanh Thủy


Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi.Nhà vua nhận thấy Hoa Lư là vùng núi non, xa trung tâm đồng bằng, không phù hợp để phát triển đất nước, đã có ý định tìm một vùng đất khác để định đô. Đầu năm 1010 Lý công Uẩn ghé thăm Đại La,nhận thấy đây là vùng đất nằm giữa vùng đồng bằng đông dân trù phú, dễ dàng đi lại bằng thuyền bè, thuận lợi hơn Hoa Lư, rất xứng đáng là kinh đô đất nước, nhà vua quyết định dời đô.

Mùa xuân năm 1010 Lý Công Uẩn đã tự tay viết chiếu này trong đó có đoạn viết:”…thành Đại la, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện ghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt Nam đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mái muôn đời…”(Bản dịch của viện khoa học xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử kí toàn thư, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993) và cũng từ đây các công trình kiến trúc, nghệ thuật được tiến hành đều đặn có quy mô lớn, độc đáo “chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có” (Việt sử lược) nền mỹ thuật đó được Tiếp thu truyền thống từ văn hóa thời đại đồ đồng vô cùng rực rỡ, và nảy sinh trong một xã hội hòa bình, thịnh vượng.
Đất nước vừa thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, tinh thần dân tộc , ý chí độc lập đã được hết sức đề cao, điều này thể hiện rõ trong nghệ thuật thời kỳ này ở nỗ lực tạo dựng một nền nghệ thuật mang đậm bản sắc việt Nam.
Để xây dựng nền dân chủ tập quyền, bên cạnh việc củng cố lực lượng quân sự, nhà Lý đã tổ chức chấn chỉnh lại tất cả mọi thể chế kỷ cương, làm rường cột cho một quốc gia hùng mạnh độc lập như:
Năm 1040 Tìm cách dệt lấy không dùng gấm nhà tống
Năm 1044 lập trạm hoài viễn để làm chỗ trú ngụ cho khách nước ngoài
Năm 1042 xây dựng bộ luật thành văn dầu tiên , sách “Hình thư”
Năm 1054 đổi tên nước thành Đại Việt với ý muốn ngang hàng với Đại Đường ,Đại Tống ở phương Bắc
Thời lý phật giáo đã trở thành một quốc giáo, phật giáo với tư tưởng từ bi bác ái , cứu khổ cứu nạn, đã dễ dàng chinh phục tấm lòng của những người con vừa thoát khỏi sự đè nén của hơn nghìn năm bắc thuộc. Sử gia Lê Văn Hưu có viết:”nhân dân quá nửa làm sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa”.
Để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà vua ban hành chiếu khuyến nông như: Bắt những người lưu vong phải về quê để bảo đảm nguồn nhân lực cho đồng ruộng, trong quân đội thì thi hành chính sách” ngụ binh ư nông” nghĩa là thay phiên nhau về trực tiếp sản xuất, ra lệnh hình phạt nặng cho những ai trộm cắp và giết trâu bò…ngoài ra nhà vua còn chú trọng việc đắp đê, và các công trình thủy lợi.
cùng với nông nghiệp, công thương nghiệp cũng có những bước lớn phát triển mới: các nghề thủ công phát triển khá nhiều, những nghề in, dệt, làm vàng bạc, đồ gốm sứ…đã đạt tới trình độ kỹ thuật cao. Những nghề đúc đồng, chạm đá, thợ mộc phát triển với kỹ thuật điêu luyện.
Kinh tế chính trị ổn định, kéo theo một xã hội đồng thuận và nghệ thuật được chú trọng phát triển với những hình thức phong phú
I.KIẾN TRÚC THỜI LÝ
1.Kinh Thành Thăng Long
Thăng long xưa gồm 2 vòng dài khoảng 25 km được chia làm hai khu vực riêng biệt: Hoàng Thành và Kinh Khành. Hoàng Thành là nơi vua ở và triều đình làm việc, Kinh Thành bao bọc lấy hoàng thành là nơi quan lại, quân đội và nhân dân ở. Ở giữa Hoàng Thành là khu vực gọi là Cấm Thành, là nơi để vua, hoàng hậu và các cung tần mỹ nữ ở.
Kinh Thành thăng long được xây dựng vào mùa thu năm1010 đến mùa xuân 1011 lấy núi Nùng làm trung tâm. Núi Nùng còn được gọi là Long Đỗ (rốn rồng). Trong các kiến giải về vị trí của núi Nùng đa số các nhà sử học đều thống nhất, núi Nùng chính là nền điện Kính Thiên còn dấu tích cho đến ngày nay.
Giả thuyết này được nhiều người đồng tình bởi có nhiều dẫn chứng thuyết phục.
Bao bọc kinh thành là Sông Hồng, Sông Tô lịch và Sông Kim Ngưu và hệ thống đê điều của nó.
Mặt Đông thành chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng( Từ bến Nứa dến Ô Đống Mác ngày nay)
Mặt Bắc dựa theo sông Tô Lịch, phía nam Hồ Tây cho đến phường Yên thái (Đường Hoàng Hoa Thám ngày nay)
Mặt Tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Yên Thái đến Ô Cầu Giấy
Mặt Nam theo sông Kim Ngưu, qua Giảng võ, ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa nối với Ô Đông Mác phía Đông Nam
“Như vậy đê cũng là tường thành và do đó sông chính là hào nước che chở cho kinh thành”(Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc).
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng theo lối bố cục cân xứng, đăng đối, quy tụ ở điểm trung tân là điện Càn Nguyên (Thiên An) là nơi vua coi chầu, tương ứng ở hai bên là các điện, sau là các cung là nơi ở của các cung nữ….
Năm 1029, vừa để phòng vệ, vừa để ngăn lũ lụt, vua cho xây dựng một dải tường thành bao quanh gọi là Long Thành .Thành đắp bằng đất, phía ngoài đào hào, mở bốn cửa Tường Phù (Cửa Đông), Quảng Phúc (Cửa Tây), Đại Hưng (Cửa Nam), Diệu Đức (Cửa Bắc) và một loạt kiến trúc mới được xây dựng .Bao quanh hệ thống cung điện là bức tường thành hình chữ nhật khép kín, mỗi phía trổ một cửa mang những tên có tính cầu phúc cho dân cho nước” (Nhà nghiên cứu Phương Anh)
2. Chùa một cột _Diên Hữu Tự
Chùa Một Cột tọa lạc ở phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội. Trải qua năm tháng, chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Ngôi chùa được xây dựng giống như một bông hoa sen giữa hồ Linh Chiểu, theo cố gióa sư Chu Quang Trứ:” Truyền rằng riêng cột đá đã cao hơn 30m và chạm đủ ngàn cánh sen” Chùa Một Cột khởi thuỷ xây dựng từ thời thuộc Đường, trên 1 trụ đá ở giữa hồ nước. Đến triều Lý đã cho tu sửa ở chỗ cũ. Vua Lý Thái Tông đến đó cầu nguyện, có được hoàng tử nối ngôi, đã đặt tên cho chùa là Diên Hựu (Phúc lành dài lâu).
3.Chùa Phật Tích
Chùa tọa lạc trên sườn núi Lạn Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, xưa kia mang tên Vạn Phúc Tự được khởi dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII – X. Lạn Kha có nghĩa là “cán búa nát”, nổi danh bởi tích truyện Vương Chất lên núi đốn củi gặp hai ông tiên đánh cờ, mải mê xem không hay rằng cán búa đã mục nát vì thời gian trần thế trôi qua đã hàng trăm năm.
Chùa được xây dựng đại quy mô vào triều Lý Thánh Tông năm Đinh Dậu, văn bia “Vạn Phúc Đại Thiền tự” chép: “Vua thứ ba đời Lý, năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) cất lên cây tháp quý ngàn trượng, xây một trăm tòa thờ Phật, lại dựng pho tượng mình vàng cao 6 xích”. Năm 1057, Vua Lý Thánh Tông du ngoạn cảnh chùa, người cảm khái tự tay viết chữ “Phật” dài 1 trượng 6 thước, truyền thợ khắc vào bia đá.
Phật Tích giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, là nơi đầu tiên Phật giáo Ấn Độ truyền vào nước ta. Chùa được khởi xây vào thời Lý, và được xây lại nhiều lần nhưng đến năm 1947 thì bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn. Năm 1954 đến nay, chùa dần được khôi phục
Điêu khắc đá hai bên hành lang chùa
Phía sau là những hàng tháp _nơi thờ phụng những người có công xây dựng chùa .Những ngọn tháp gây nên một không khí thiêng liêng trầm mặc nơi cửa phật.
Công trình kiến trúc thời Lý phản ánh một trình độ kỹ thuật cao, trí thông minh và bàn tay khéo léo của người xây dựng, phản ánh một nền kinh tế đã phát triển, một xã hội đã đạt đến nền văn minh nhất định.
II. ĐIÊU KHẮC THỜI LÝ
Điêu khắc thời Lý có tính chất thống nhất và quy phạm rất lớn nó được thể hiện ở đề tài và hình thức nghệ thuật, có được điều đó là do triều đình có một bộ cung riêng phụ trách việc xây dựng các hành cung cũng như việc sáng tác các mẫu trang trí, những mẫu này sẽ được vua ban truyền tới mọi miền của đất nước trở thành một kiểu mẫu thống nhất cho điêu khắc trang trí
1. Tượng Adida chùa Phật Tích
Pho tượng gồm hai phần: Phật và bệ tượng được làm bàng đá xanh hạt mịn , trong một bố cục hình chóp tạo thế cân bằng vững chãi.Không kể phần bệ tượng cao 1m85 mặt hơi cúi, miệng hơi mỉm cười vừa trầm tư vừa rạng rỡ.khuon mặt tượng thanh tú , dịu dàng với những đặc điểm: mũi cao, lông mày thanh mảnh, gồ mắt nổi, môi nở dày mọng tràn đầy sức sống. Tượng được tạc với những khối tron căng đóng kín tạo nên sự tĩnh tại
Tượng đựơc đặt trên một cái bệ 8 cạnh, hình tháp, trên cùng có đài sen loe rộng, bệ tượng thường có vẻ nhỏ hơn một chút so với bề rộng của pho tượng, bề mặt đá của bệ nổi rõ hơn so với tượng, có thể nói rằng vì một lý do nào đó đài sen này được tạo vào một thời kỳ muộn hơn, song chúng có cùng một phông cách tạo hình mềm mại và thanh nhã , và một hình thức trang trí cực kì tinh xảo. Những đường cong mềm mại được vận dụng rất ăn nhịp với nhau tạo cho người xem một cảm giác về sự chuyển động mạnh mẽ mà nhịp nhàng của nền văn minh lúa nước
2. Tượng nửa người nửa chim
Bức tượng nửa người nửa chim này có phong cách rất giống với tượng Adiđa, cũng với bộ mặt trầm tư, dịu dàng, thanh thoát và bút pháp mềm mại, thon thả , trau chuốt. Ở đây, ta bắt gặp nhiều họa tiết trang trí quen thuộc của thời lý, đó là đóa hoa nhỏ nhiều cánh kết thành dải trên đầu tượng như một vòng vương niệm, những hình xoắn ốc xếp hàng nối tiếp nhau ở riềm đuôi khiến ta nhớ đến nền nghệ thuật cổ Đông Sơn
3. Chạm nổi trang trí
Một số bức chạm trang trí thời lý
Các hoa văn trang trí thời Lý thường được cách điệu cao và được xếp trong những đồ án trang trí cụ thể trong hình tròn, hình vuông , hình lá đề…mật độ hoa văn dày đặc trên bề mặt. Hình thường nhỏ li ti, đường nét mượt mà, trau chuốt, tỉ mỉ, chi tiết trong một bố cục cân đối khép kín.
4. Rồng thời lý
Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa.
Cấu tạo rồng Lý về cơ bản có thân hình sin, các khúc lượn của thân rồng phình to trong khi đó các bước sóng lại hẹp nên thường gọi đó là kiểu “thắt túi” uyển chuyển , mềm mại, nhịp nhàng.
Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to ngâm ngọc, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc. Môi dưới của rồng cũng có khi được kéo dài mềm mại để vươn lên, bờm và các túm râu cuộn hình sóng nhịp nhàng về phía sau cùng với dạng văn hình chữ s trên to dưới nhỏ và hình omega.
Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau.Những con lớn thường được tỉa vẩy, những con bé thì để trơn
Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiá trước, không có ngón chân sau và có chùm lông từ khủy chân bay về phía sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim.
5.Tượng kim cương
Cả bảy pho đều chung một bố cục với tư thế đứng nghiêm trên đài sen, hai tay chắp lại trước ngực cầm đốc kiếm chống thẳng xuống đài sen ở giữa hai chân, mặt nhìn thẳng, chân hơi mở với hai bàn chân choãi về hai bên. Dáng quan võ khỏe mạnh, người đẫy đà, vẻ mặt cương nghị nhưng đầy đặn phúc hậu, lông mày rậm, mắt mở to, mũi cao, miệng khép. Bố cục của những pho Kim Cương trong khối đóng kín, vươn cao, hai nửa đăng đối, tạo vẻ chững chạc nghiêm túc. Kim Cương gắn liền với tháp nên cùng niên đại dựng tháp, ở chùa Phật Tích là năm 1057 – 1066.
Thần Kim Cương là lực sĩ hộ vệ Phật pháp với các ý nghĩa biểu thị sự cứng rắn không sức nào phá nổi, trái lại còn hàm ý tự tại có sức mạnh phá hủy mọi vật, mang hình chất trong sáng sạch đẹp, bên cạnh những phẩm chất trên còn chỉ sự hiếm quý. Các đặc tính ấy được nghệ sĩ diễn đạt bằng việc sáng tạo nhân vật cường tráng, cả thể chất và y phục đều vượt lên mọi sự cám dỗ của cõi đời trần tục, dốc lòng bảo vệ đất Phật.
III Gốm thời Lý
Nổi bật thời kỳ này là loại gốm men ngọc.
Chất đất làm xương gốm mịn , xám. Sau khi nung , cốtt gốm cứng rắn và nặng.tạo dáng thanh mảnh, trang trí tinh tế, theo lối khắc chìm hoặc in khuôn trên mặt gốmvới những đề tài chủ yếu là hoa lá, bên ngoài cốt gốm phủ một lớp men trong, dày màu xanh hay trắng ngà, gọi là men ngọc
Đồ gốm dân gian: kiểu thức phóng khoáng, chất đất thô hơn gốm men ngọc. Cốt gốm dầy, bên ngoài phủ lớp men mỏng màu nâu hoặc trắng ngà. Các hình vẽ, khắc trước phủ men sau. Đường nét trang trí giản dị mộc mạc mà sinh động.
Gốm xây dựng, Gốm trang trí kiến trúc phát triển đáp ứng xây dựng kiến trúc cung đình của vương triều, đền đài lăng tẩm, các kiến trúc Đền, Chùa, hoặc nhà cửa dân dụng. Sản phẩm Gốm xây dựng là: gạch xây, ngói lợp, ngói bò ốp trên bờ nóc, ngói đầu mái, hoặc gạch trang trí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mỹ thuật thời Lý-NXBMT
2.Lịch sử mỹ thuật Việt Nam-Phạm Thị Chỉnh
3.Kể chuyện Thăng Long1000 năm-NSBK
4. Mỹ thuật phật giáo mỹ thuật Lý Trần-Chu Quang Trứ
5.Tượng cổ Việt Nam-Chu Quang Trứ
6.Nguồn ảnh từ internet


MỸ THUẬT THỜI TRẦN(1226-1400)

Lê Thị Thanh Thủy


Bản đồ Hà Nội thời Lý _Trần
Cuộc chính biến hòa bình năm 1225 đã đưa Trần Cảnh lên ngôi thay cho vương triều Lý lúc này chỉ còn thoi thóp thở. Tiếp nối nhà Lý , nhà Trần tăng cường sức mạnh của chế độ trung ương tập quyền, xây dựng đội quân tinh nhuệ, đặt thêm các cơ quan chuyên tráchmới như: Thẩm hình viện, thái y viện, Quốc sử viện….nhằm thể chế hóa tổ chức chính quyền .
Thời kỳ này, kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển, đẩy mạnh chính sách khai hoang: Thành lập nhiều điền trang lớn, thường xuyên đắp đê phòng lụt, phát triển thêm các nghề thủ công mới, nhịp độ giao thông buôn bán với nước ngoài vẵn tăng tiến.
Nền độc lập dân tộc được giữ vững, kinh tế đạt thêm nhiều thành tựu mới, ý thức độc lập tự cường dân tộc càng tăng trưởng, nho giáo mặc dù lấn át phật giáo nhưng việc xây dựng thành công phái Thiền Trúc Lâm của Trần Nhân Tông, phật giáo Việt Nam tiếp tục phát triểncho đến giữa thế kỷ XIV rồi mới suy tàn. Nhưng tại các làng xã đến tận cuối thế kỷ XIV phật giáo vẫn cắm rễ sâu bền trong nhân dân với hệ thống chùa làng dày đặc.
Kiến trúc và Điêu khắc các chùa tháp tuy không rầm rộ như thời Lý nhưng tất cả mọi loại hình khác như cung điện , lăng tẩm vẵn được chú trọng cần thiết.
I. KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TỪ NGHỆ THUẬT LÝ
Trong lịch sử đã diễn ra một cuộc thay đổi ngôi thật nhẹ nhàng êm đẹp. Lý Chiêu Hoàng vị vua cuối cùng của triều Lý nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, mở ra một thời đại ” Hào khí Đông A” của nhà Trần.
Các thành quả nghệ thuật xây dựng xuốt 200 năm của nhà Lý được nhà trần tiếp thu gần như nguyên vẹn. Kế thừa truyền thống đó là quy luật chung cho mọi nền nghệ thuật, việc kế thùa truyền thống Lý trong nghệ thuật Trần được thấy rõ trước hết ở bộ phận điêu khaéc phật giáo.
Những đề tài, hình tượng nghệ thuật ít có sự thay đổi, trong chạm khắc ta lại gặp những nội dung đề tài quen thuộc , đó là: sóng nước, rồng, hoa sen, hoa văn tay mướp, phượng, người chim, mây, mặt trời…và hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất với thời Lý
Chạm khắc chùa Thái Lạc
Thời kỳ đầu của nhà Trần có nhiều sự đồng nhất với thời Lý. Cho đến tận thế kỉ XIV trên một số cồn ở chùa Thái Lạc, chùa Dâu, cấu trúc rồng, bố cục phân tầng, các hoa văn quen thuộc như: sóng nước, mây trời, sen, cúc vẫn nhắc lại truyền thống trang trí trên tháp Phật Tích Chương Sơn.Đơn cử như: Hoa văn sóng nước vẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng như thời Lý. Chứng tỏ điêu khắc Trần đã kế thừa và phát triển mạnh mẽ từ nghệ thuật Lý.
Xã hội thời Trần phát triển trên cơ sở vững vàng của xã hội Lý , mặt khác theo thời gian theo thời gian xã hội Trần vẫn còn nhiều nét khác biệt so với xã hội Lý vương triều Trần là một dòng họ xuất thân từ tầng lớp lao động của một vạn chài đánh cá ven sông biển , có truyền thống thượng võ và nếp sống bình dị. Khi trở thành giai cấp cầm quyềnhọ vẫn “không quên gốc” các kỳ tích giữ nước và dựng nước dưới thời Trần đã chứng tỏ ưu thế đó của họ nhà Trần.
Mặt khác nhà Trần còn bận bịu vào 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên, xung đột ngày càng tăng giữa nho giáo và phật giáo… đều tác động vào kiến trúc điêu khắc. Do vậy nghệ thuật Trần nói chung, điêu khắc Trần nói riêng sẽ có sự thay đổi khác Lý chỉ cốt sự “mộc mạc giản dị” quy mô nhỏ hơn nhưng số lượng nhiều.
Bối cảnh đó dẫn đến những thay đổi sau:
Nếu như mỹ thuật Lý chủ yếu được làm từ đá để tạo nên sự trang nghiêm tĩnh tại, thì nghệ thuật Trần chủ yếu sử dụng chất liệu đất nung. Điều quan trọng là dù được tạo bằng chất liệu nào đi chăng nữathì hình tượng điêu khắc Trần về căn bản là khoe mạnh phóng khoáng. Có nhiếu biến đổi để tạo ra hiệu quả nghệ thuật đó chẳng hạn mảng khối mập hơn, đường nét bè hơn, độ uốn cong giảm, không chú trọng tới tỉa truốt.
Về họa tiết hoa văn phụ từ chỗ dàn kín mặt khung đi đến sự giảm dần để lộ quanh hoa văn trung tâm những khoảng trống. Bên cạnh đó các chi tiết cấu trúc cũng được biến đổi.
Ví dụ hình tượng rồng: Rồng thời Trần được thêm cặp sừng với nhiều kiểu khác nhau, tai rồng biến thành dạng tai thú, bờm trải đều rộng như bờm ngựa, khúc uốn không còn đều
Rồng thời Trần
III. KIẾN TRÚC THỜI TRẦN
Về cơ bản kiến trúc thời Trần vẫn kế thừa những đặc điểm của kiến trúc thời Lý. Đó là sự hài hòa với thiên nhiên, tính cân đối và quy tụ về điểm trung tâm. Lối bố cục mặt bắng theo kiểu “nội công ngoại quốc”.
Sang thời Trần chùa chùa được phân bố rộng rãi trên cả nước, vì lẽ đó bố cục mặt bằng chùa thời Trần có nhiều kiểu hơn.Về cuối thời Trần kiến trúc thiên về tính thực dụng, thiết thực và hình dáng chắc khỏe hơn và mật độ xây dựng cũng nhiều hơn với hệ thống kiến trúc chùa làng, tiếc rằng cuộc chiến tranh tàn khốc ở miền Bắc đã phá hủy hầu hết các chùa chiền thời kỳ này.
Kết cấu phía sau thượng điện chùa Bối khê
Tháp thời Trần, được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, nhỏ dần về phía ngọn, có hai loại tháp: tháp thờ phật, thờ tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ (tháp mộ). Cây tháp như nét nối giữa trời và đất để đưa lời cầu nguyện đến với đứ phật. Có lẽ vì thế mà tháp thường gắn với chùa và được xây cao hơn chùa rất nhiều, như tháp: Phổ Minh, Bình Sơn…
Tháp Hòa Phong-Chùa Dâu
Kiến trúc thời Trần lúc đầu được kế thừa thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý. Tuy vậy từ năm 1262 trở đi, với kiến trúc chùa, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc… cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên các công trình đó đã bắt đầu bộc lộ phong cách mĩ thuật của thời kỳ này. Đó là sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực phóng khoáng và thoáng đạt hơn.
1. Kiến trúc kinh thành
Nhà Trần được thừa hưởng cả một di sản lớn với hàng trăm cung điện, lầu gác, chùa tháp và cả một nền kỹ thuật tinh xảo, một kho tàng kinh nghiệm phong phú của nhà Lý. Vì thế mà thời kỳ đầu của nhà Trần có nét gần gũi với nền kiến trúc Lý và nó không ngừng lớn mạnh dần lên.
Trải qua 3 lần xâm lược của Nguyên Mông, Thăng Long bị tàn phá nặng nề.Năm 1289 triều đình nhà Trần tổ chức xây dựng lại, mở mang thêm nhiều đường phố, xây dựng thêm nhiều cung điện lầu gác…tô điểm cho thủ đô tổ quốc được lộng lẫy như xưa, xứng đáng với chiến thắng to lớn mà toàn dân tộc vừa giành được.
2. Tháp Phổ Minh
Tháp Phổ Minh
Tháp Phổ Minh nằm trong quần thể kiến trúc chùa Phổ Minh, thuộc làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, ngoại thành Nam Định, cách phía Bắc thành phố gần 2 km). Chùa tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm và cũng rất đẹp, gần với cung Trùng Quang – nơi ngự của các vua Trần khi nhường ngôi cho con để lên làm Thái Thượng Hoàng. 
3. Tháp Bình Sơn
Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp tương Về hình dáng, tháp Bình Sơn gần giống với tháp Phổ Minh. Cũng là kiểu tháp cao nhiều tầng, bốn mặt, đáy vuông. Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng. Trước đây trên nóc tháp còn có hình búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Tháp hiện chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể, có tổng độ cao là 16,5m. Tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọnTháp có kết cấu, cách xây dựng khá độc đáo, trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn, vách tháp gồm hai lớp.
.
Đáng chú ý ở tháp Bình Sơn là vẻ đẹp về màu sắc và hình trang trí. Toàn bộ mặt ngoài tháp được trang trí bằng hệ thống hoa văn phong phú như: rồng, sư tử, cánh hoa sen, hoa cúc bố cục thành dây… Ngoài ra còn nhiều hình vẽ tay trên gạch ốp ngoài tháp rất hồn nhiên, tạo hình đơn giản như mặt người, hình voi… thể hiện thẩm mỹ dân gian rõ nét. Nét vẽ rất phóng khoáng, thoải mái.
Ngày nay tháp Bình Sơn vẫn đứng một mình giữa vùng đồi càng làm tăng vẻ đẹp trong các kiến trúc nhiều tầng của người Việt cổ.
IV. ĐIÊU KHẮC THỜI TRẦN
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét đặt trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến. Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc điểm, phong cách phù hợp với kiến trúc. Đi với kiến trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng thờ tượng rồng, tượng sấu. Với lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú, vừa mang tính trang trí cho lăng mộ vừa đóng vai trò là người canh gác giữ cho sự trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ, tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất. Nếu các bức tượng, phù điêu còn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích, chùa Dạm… thì ở thời Trần các tác phẩm tìm được tập trung ở các khu lăng mộ là chính.
1. Tượng Hổ lăng Trần Thủ Độ
Tượng hổ có kích thước dài 1,43m cao 0,75m rộng 0,64m và được diễn tả trong tư thế nằm nghỉ ngơi, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Các nghệ sỹ thời Trần đã sáng tạo hổ với hình khối đơn giản, chọn lọc, đường nét khoẻ, dứt khoát. Khối đuôi được thể hiện thành khối chữ nhật, đường nét thẳng, sắc đã tạo thế vững chải cho hình tượng hổ.Tượng hổ thể hiện sức mạnh, song đó là một sức mạnh tiềm ẩn dưới vẻ ngoài trầm lặng, hiền lành.
2.Tượng thú và quan hầu ở lăng Trần Hiến Tông (An Sinh – Đông Triều – Quảng Ninh)
Tượng lăng Trần Hiến Tông
Lăng Trần Hiến Tông được xây dựng vào giữa thế kỷ XIV, ở đây tìm được một số tượng thú như: tượng trâu, tượng chó bằng đá và hai pho tượng quan hầu.
Nghệ thuật tạo hình mang theo quan niệm thẩm mỹ dân gian, bộc lộ ngay ở việc chọn nội dung đề tài sáng tác. Đề tài ở lăng Trần thủ Độ mang nặng tính chính thống, tuy cách thể hiện sống động chân thực đơn giản. Còn ở lăng Trần Hiến Tông tính chất dân gian bộc lộ cả nội dung và hình thức thể hiện. Ở đây ta bắt gặp cái đẹp khoẻ mạnh, thực thà khác hẳn vẻ đẹp mang tính khái quát cao như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ.
3. Nhạc công cưỡi phượng _ chùa Thái Lạc
Đây là một trong những bức chạm trên gỗ tiêu biểu của thời Trần. Tác phẩm thể hiện các nhạc công đang biểu diễn trên nhiều nhạc cụ như sáo, nhị,… Toàn bộ bức chạm sử dụng những đường nét cong mềm mại. Khối nổi thay đổi phong phú giữa mảng người, chim và nền tọa hiệu quả ánh sáng rất sinh động.
4. Rồng thời Trần
Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay.Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khe như thời Lý.
V. GỐM THỜI TRẦN
Gốm thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) tiếp tục phát triển trên cơ sở truyền thống thời Lý với nhiều loại phong phú mang tính dân tộc và phong cách của thời Trần. Gốm gia dụng và Gốm trang trí kiến trúc được chế tạo khác thời Lý. Các lò gốm có thêm như ở Phủ Thiên Trường (Nam Định), nổi bật là gốm Hoa Nâu.



Gốm Hoa Nâu: dân dụng, kiểu dáng to khoẻ, cốt gốm dày, thô xốp hơn gốm men ngọc, phủ lớp men trắng ngà hay vàng nhạt. Có nhiều loại, cỡ khác nhau, thường to mập, có thể tích chứa đựng.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mỹ thuật thời Trần-NXBMT
2.Lịch sử mỹ thuật Việt Nam-Phạm Thị Chỉnh
3.Điêu khắc Lý Trần-Tống Trung Tín
4.Nguồn ảnh từ internet


MỸ THUẬT THỜI LÊ SƠ(1427-1527)
Lê Thị Thanh Thủy

Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, tự xưng vua lấy hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu. Như vây sau triều Trần một triều đại mới bắt đầu: đó là triều đại nhà Hồ (Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ)
Ngày 19-11-1406 nhà minh đánh chiếm Thăng Long ,nhà Hồ tổ chức chống đỡ tuy nhiên chỉ cầm cự được một thời gian ngắn. Tháng 6-1407 nhà Hồ hoàn toàn thất bại, nước ta rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu đã thu hút sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước, kéo dài 10 năm (1417-1427) đã dành thắng lợi vẻ vang. Lê Lợi lên ngôi lập ra triều Lê, thời kì này gọi là Lê Sơ (hay còn gọi là Hậu Lê) kéo dài 100 năm
Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428 – 1789), được chia làm 2 thời kì : Lê sơ được tình từ khi Lê Lợi lên ngôi( 1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi ( 1527), gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh trị nhất.
I. TÌNH HÌNH XÃ HỘI THỜI LÊ SƠ
Trong 20 năm đầu thế kỉ XV quân Minh đã tàn phá hầu hết các công trình kiến trúc và điêu khắc của dân tộc ta, hòng hủy diệt nền văn hóa của dân tộc ta và âm mưu đồng hóa dân tộc ta.
Khi sang xâm lược, chúng đã được lệnh: “Khi tiến quân vào An Nam chỉ trừ những bản kinh và sách về Thích , Đạo, không hủy còn tất cả các bản in sách , các giấy tờ cho đến sách học của trẻ con như loại “Thượng ,đại , nhân , khâu, ất , kỉ” thì nhất thiết một mảnh giấy , một chữ viết đều phải thiêu hủy hết. Trong nước ấy chỉ còn những bia do Trung Quốc dựng lên ngày trước thì để lại, còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng không được để lại”
Những người thợ giỏi , trong đó có Nguyễn An bị bắt về nước. Cuối năm 1246Vương thông đã cho phá chuông Quy Điền và Vạc phổ Minh (Nam Định) để lấy đồng đúc vũ khí. Nền văn hóa , nghệ thuật của chúng ta bị tổn thất nghiêm trọng
Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội, trong lúc đó phật giáo và đạo giáo vẫn tồn tại nhưng địa vị sa sút nhiều. Đạo phật bị triều đình coi nhẹ, nhiều luật lệ nghiêm ngặt được đặt ra để hạn chế sự phát triển của phật giáo và đạo giáo như: nhà sư muốn hành nghề phải trên 50 tuổi, thông thạo kinh sử, trong sạch và phải qua nhiều kì thi tuyển chặt chẽ.
Ngay từ khi chiến thắng sắp kết thúc Lê Lợi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo nhân lực cho sản xuất nông nghiệp. Những người bị xiêu tán trong chiến tranh phải trở về quê cày cấy, người nào tự dưng bỏ nghề phải xử tội nặng. Nhà nước Lê sơ là một Nhà nước trọng nông, đã đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích và phát triển nôn nghiệp. Cấm bỏ ruộng hoang, cấm lấy sức dân làm việc công trong những ngày mùa màng, mỗi xã có một xã trưởng chuyên trông nom việc nông trang.Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng.
Nhờ những chính sách khuyến nông , nông nghiệp thời kì này chẳng những được phục hồi mà còn phát triển đưa nhà nước phong kiến tập quyền lên con đường thịnh đạt sau chiến tranh.
Công thương nghiệp của nước ta nhanh chóng được phục hồi và phát triển . từ 61 phường dưới thời Lý-Trần nay còn 36 phố phường, nhiều phường đá đi vào chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định. Việc buôn bán trong nước cũng mở rộng, các chợ được mở khắp nơi, việc buôn bán với nước ngoài thì có phần hạn chế hơn.
Đặc biệt triều đình Lê tổ chức được những xưởng thủ công riêng, để phục vụ cho tầng lớp thống trịmà chủ yếu là vua quan ở Kinh Đô. đó là các xưởng đúc tiền , đúc ấm , rèn sắt, đóng thuyền , chạm bạc, đúc tượng bằng vàng….
II. KIẾN TRÚC THỜI LÊ SƠ
Sau chiến tranh, kiến trúc nước ta đá chịu một hậu quả nặng nề. bao nhiêu chùa tháp, lầu gác , cung điện bị phá hủy. Do vậy , sau khi chiến thắng cùng với việc khôi phục kinh tế, triều đình nhà lê đã chú trọng đến việc tu sửa và xây dựng các công trình kiến trúc.
Mặt khác, để xứng đáng với chiến thắng của dân tộc, xứng đáng với lòng tự hào của mỗi người trong Đại Việt lúc bấy giờ, bộ mặt của đất nước, nhất là thủ đô thăng long cần được tu sửa lại.
1. Kiến trúc cung đình
Ngay từ khi lên ngôi Lê Lợi vẫn lấy tên nước là Đại Việt, đổi tên thành Thăng Long là Đông Kinh. (Cuối thời Trần Thăng Long đổi là Đông Đô. Thời thuộc Minh đổi là thành Đông Quan. Năm1430 Lê Lợi đổi Đông Quan là Đông Kinh (đối lại với Tây Kinh hay Lam kinh). Nghệ thuật Kiến trúc, Điêu khắc và Trang trí thời Lê Sơ gắn với: xây dựng cung đình lầu gác, của nhà vua và hoàng tộc, dinh thự quan lại ở trung ương và địa phương phục vụ vương triều. Các công trình Kiến trúc – nghệ thuật tạo hình vương triều tập trung ở hai khu vực: Đông Kinh (tức Thăng Long) và Tây Kinh (Lam Kinh).
Đông kinh phía mặt trời mọc là nơi đô hội khi vua cai trị đất nước, Tây kinh phía mặt trời lặn nơi vĩnh hằng của các bậc đế vương
Kiến trúc Đông Kinh:
Thành Đông Kinh, nhà Lê Sơ vẫn giữ nguyên bố cục thành Thăng Long (thời Lý –Trần). Các cung điện trong thành Đông Kinh
ngoài xây dựng mới, chủ yếu tu bổ trên cơ sở cũ. 
Đông kinh
Nói chung, kiến trúc thời Lê Sơ có những bố cục theo khuôn mẫu, gợi vẻ trang nghiêm song kém phần đồ sộ, bề thế so với thời Lý, Trần. Cũng tùy theo mức độ quan trọng mà kiến trúc Lê Sơ có kích thước to, nhỏ khác nhau. Các trụ sở to của triều đình là 5 gian, 2 chái. Thường là 3 gian 2 chái. Kiến trúc Lăng mộ quy mô cũng không to bằng thời Lý – Trần. Các triều cuối của Lê sơ đặc biệt là Lê Tương Dực do ăn chơi sa đọa còn cho xây dựng các lầu gác phục vụ mục đích đó
Ngoài ra, triều đình nhà Lê còn cho xây dựng phía nam kinh đo một số đàn để tế trời đất , các đàn này cũng có quy chế nhất định
Đàn Nam Giao: để tế trời đất
Đàn xã tắc :để cầu quanh năm được mùa
Đàn phong vân: để cầu mưa
Kiến trúc Lam Kinh:
Lê Thái Tổ không những xây dựng Đông Kinh còn chú trọng cho xây dựng, sửa sang vùng Lam Sơn. Đó là mảnh đất quê hương Hoàng tộc của Lê Lợi, và là nơi tụ nghĩa, của nhiều anh hùng hào kiệt, nơi phong trào khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, giải phóng dân tộc. Các vua thời Lê Sơ kế nghiệp đều nghĩ việc xây dựng và tu bổ. Lam Sơn mảnh đất thiêng của dân tộc, trở thành kinh đô thứ hai, nằm phía Tây. Được gọi là Tây Kinh (Tây Đô hay Lam Kinh – nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân Thanh Hóa).
Điện Lam Kinh là công trình xây dựng ngay sau khi Lê Lợi mất (1418 – 1433). Cuối năm 1448 làm các cung điện. Năm 1456 sửa 3 cung điện: Quang Đức, Diên Khánh và Sùng Hiếu. Điện Lam Kinh nguy nga, bề thế xây dựng trên triền đồi thoai thoải, được cải tạo thành 3 lớp nền phẳng hình chữ nhật (315m x 256m). Sau các lần bị cháy, đã tu bổ vào thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn, rồi cũng bị đổ nát.
2.Kiến trúc tôn giáo
Chùa chiền trong thời Lê Sơ không được dựng mới nhiều nhưng vẫn được trùng tu tôn tạo. Dấu tích mỹ thuật thời Lê Sơ còn lại trên các chùa rất ít ỏi, có nơi lưu giữ được bia (như chùa Kim Liên, Bối Khê), có nơi thì những thành phần kiến trúc tu sửa của thời kỳ sau đã thay thế hầu hết. Những di vật đáng giá về kiến trúc Phật giáo hiện còn là tháp đá Huệ Quang, vốn có từ thời Trần được đại trùng tu thời Lê Sơ, bệ tượng bằng gỗ chùa Thầy…
Tháp đá Huệ Quang thuộc chùa Hoa Yên (trên núi Yên Tử-Uông Bí-Quảng Ninh)Tháp dựng xa phía trước cổng chùa, ngay ở lối đi, tháp vốn có từ thời trần nhân tong, bị đổ nên đầu thời Lê đã trùng tu lại.
Tháp Huệ Quang
Chúng ta có thể đoán định tháp được xây vào thời Lê Sơ, vì hình dáng của nó khác hẳn các tháp thời sau, phía trong lại có tượng và ngai đá của thời Lê Sơ. Dòng chữ “ Lê triều trùng tu…” ở cột cây hương trước tháp, giúp ta khẳng định them điều đó.
Kiến trúc đền , miếu thờ cũng được sửa sang tu bổ, trong các địa phương đền miếu nhỏ cũng được nhân dân tự tổ chức xây dựng thờ cúng khá nhiều.
Cũng như các thời trước, vào thời Lê Sơ, nhân dân ta rất coi trọng lăng mộ của tổ tiên. Điều đó được xuất phát từ truyền thống” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”tốt đẹp từ lâu đời của dân tộc ta. Triều đình nhà Lê Sơ sau khi lên cầm quyền cũng hết sức chú ý đến điều đó.
Có 6 vua đầu triều Lê Sơ đã tang mộ tại Lam Sơn là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông.Từ sau Lê Túc Tông triều đình Lê Sơ có 4 vua nữa là Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng nhưng không có ai lên ngôi được trọn vẹn cho đến lúc mất, mà bị vua sau chiếm đoạt , phế đi hoặc bị giết, nên không theo tập tục đưa về Lam Sơn tang nữa, mà tang ở nơi khác.
Ngoài ra ở Lam Sơn còn có mộ của bà hoàng, công chúa như lăng Ngô Thị Ngọc Giao (vợ Lê Thái Tông) lăng Nguyên Thị Ngọc Huyên (vợ Lê Thánh Tông) mộ công chúa Thụy Hoa…
Lăng Lê Hiến Tông
Lăng Lê Thái Tổ được xây sát ngay sau điện Lam Kinh, mặt bằng của lăng là hình chữ nhật gần vuông (24m7x24m) xung quanh có tường bao bọc, phía trong cùng là mộ, dọc theo lăng là 5 đôi tượng đá đứng chầu đối xứng nhau qua trục chính mà thuật ngữ kiến trúc cổ gọi là đường thần đạo, các đôi tượng này thú tự tính từ trong mộ ra có: tượng quan hầu, lân, tê giác, ngựa, hổ. các tượng đều nhỏ bé, đục chạm có phần sơ sài, cao không quá 1m2.
Dọc theo đường thần đạo từ lăng đi ra, hơi chếch về phía bên phải có nhà bia Vĩnh Lăng, cũng là một phần của lăng mộ, bia ghi sự tích người nằm dưới mộ
Bia Vĩnh Lăng có kích thước lớn cao 2m8, rộng 1m92, dày 0m72. Choán gần hết khung giữa của nhà bia, bia được đặt trên lưng một con rùa rất đẹp cao 0m80, dài 3m58, rộng bằng chiều rộng của bia. Bia và rùa là hai khối đá lớn riêng biệt, được gắn vào nhau bằng mộng ngàm sâu, khít nên trông chắc chắn như là một khối
Những quy chế khắt khe trong trật tự xã hội do ảnh hưởng khá nặng nề của nho giáo đem lại,không những đã ảnh hưởng đến kích thước của công trình kiến trúc mà nó còn tạo nên những bố cục rập khuôn theo mẫu nhất định. Lối bố cục theo trục dài đã trở thành khuôn mẫu cho các lăng thời Lê Sơ.
Lăng Lê Thái Tổ (Hựu Lăng) Lăng bị hỏng nặng, mộ sạt lở, tượng bị vỡ và di chuyển nên kiến trúc lăng không còn gì.
Lăng Lê Nhân Tông (Mục Lăng) hoàn toàn không còn vết tích
Lăng Lê Thánh Tông (Chiêu Lăng) bố cục mặt và hiện vật bằng giống Vĩnh Lăng , tuy nhiên kích thước nhỏ hơn. Thứ tự các tượng bị thay đổi :quan hầu , tê giác , ngựa , lân , voi(thay hổ) các tượng này một ssoos bị sứt mẻ hoặc bị mất, nét chạm cũng trau chuốt và tỉ mỉ hơn ở Vĩnh Lăng. Bia không có nhà che chắn nên các họa tiết đã hơi mòn.
Lăng Lê Hiến Tông (Dụ Lăng) bố cục mặt bằng và cấu trúc của lăng cũng giống các lăng trên, nhưng kích thước lại có phần nhỏ hơn, các tượng dọc trục đường thần đạo bị sứt gãy mất một số, thứ tự tượng cũng bị thay đổi: quan hầu, ngựa, voi ,lân, tê giác
Lăng Lê Túc Tông (Kính Lăng) dấu vết còn lại ngày nay chỉ là những mảnh vỡ của các tượng và tấm bia trước đường thần đạo, chữ và hoa văn trên bia cũng đã mờ nhiều.
Như vậy kiến trúc lăng mộ Lê Sơ nhìn chung có kích thước nhỏ và sơ sài, bố cục tuân theo một khuôn mẫu nhất định, đó là lối bố cục đăng đối theo trục dài, nó khác hẳn lối bố cục hình vuông lớp trong lớp ngoài quy tụ ở giữa như thời Trần, có bia to ở trước
III. ĐIÊU KHẮC THỜI LÊ SƠ

a. Điêu khắc trang trí
Thời kì Lê Sơ, là thời kì thịnh trị của chế độ phong kiến tập quyền, văn hóa khổng tử được coi là nền tảng để xây dựng xã hội. Nho giáo , lần đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam phát huy đến cao độ sức mạnh của một đạo “trị nước”. Ngược lại đạo phật không còn vị trí độc tôn như trước , mà đang trên đường suy thoái, chỉ có địa vị thấp kém và bị chèn ép trong xã hội.
Bởi vậy điêu khắc Lê Sơ trước hết tập trung ở các công trình không phật giáo.Nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ chủ yếu phục vụ cho những công trình nhằm đáp ứng trực tiếp cho cuộc sống của giai cấp thống trị cũng như của tổ chức nhà nước đương thời.
Nếu như trang trí trên các bia vua hoàng hậu và thần thánh được chạm nổi trau chuốt, có khuôn thước thì ở những bia tiến sĩ công thần, đền chùa, hình trang trí thường được chạm nổi ít hoặc khắc chìm một cách đơn giản trên mặt phẳng nhẵn, đường nét tự nhiên và không theo khuôn thước nhất định
Họa tiết bia lăng Lê Lợi
Ở bia lăng Lê Thái Tổ (1433) trừ con rồng ở giữa trán bia còn lại đều là sự tái hiện cỉa rồng Lý và đầu thời Trần : đầu nhỏ , mào cao, thân và bờm có những nếp sóng lượn nhanh, chân thanh mảnh, toàn bộ mình rồng trông rất hoạt và mang một sức mạnh vươn lên.
Với hình rồng đầu Lê Sơ, nghệ thuật trang trí của Việt Nam thể hiện một lối tư duy chặt chẽ về bố cục, hình mẫu trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét…được tiếp nối từ thời Lý trần
Bên cạnh hình ảnh con rồng truyền thống, thì hình rồng ở giữa trán bia Vĩnh Lăng lại mang ảnh hưởng của rồng phương bắc rất rõ nét: mắt nhìn thẳng với vẻ dữ tợn, thân mình vặn khúc, mang một dáng đe dọa. Được bố cục gọn gàng trong một bố cục hình tròn, hình tròn đấy lại nằm gọn trong một hình vuông.
Phải chăng hình ảnh con rồng dữ tợn là hình ảnh tượng trưng cho giai cấp thống trị, đang muốn thể hiện sức mạnh bành trướng thế lực, uy quyền của vua.
Phong cách điêu khắc thời Lê Sơ được thể hiện rõ bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông, một thời kì cực thịnh của phong kiến Lê Sơ. Có lẽ vì thế mà các tác phẩm thời kì này được thể hiện với phong cách hoa mĩ nuột nà, cầu kì, đường nét thì sắt nhọn, dứt khoát, bố cục thì dày đặc rối mắt. Tính dân gian giảm dần , tính chính thống thể hiện rõ hơn trong tác phẩm.
Hình tượng rồng thời kì này đẫ trở thành biểu tượng cho sức mạnh và uy quyền của vua, cụ thể như các bia văn tiến sĩ ở Văn Miếu không có hình rồng mà chỉ có mặt trời, mây, hoa lá và sóng nước.

b. Điêu khắc tượng lăng mộ

Tượng ở lăng mộ thời Lê Sơ có kích thước nhỏ bé, cách thể hiện cũng đơn giản, biểu hiện ở cách tạo dáng , khối và đường nét. Tỉ lệ giữa các phần chi tiết cũng chưa thật chính xác.Hoa văn trang trí trên tượng ít. Từ cách tạo hình đến đường nét trên pho tượng phần nào bộc lộ tính dân gian. Tính chất nho giáo có thể biểu hiện ở nội dung, ở cách chọn lựa cách hình tượng, cách sắp xếp đối xứng qua đường thần đạo…nhưng tác giả của các pho tượng đó lại là những người thợ xuất phát từ nông dân vì vậy họ vẫn bị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ dân gian khi làm ra các tác phẩm.

Tượng lăng mộ thiên về khái quát, dáng hình có vẻ ngộ nghĩnh, mảng khối còn thô, nặng về gợi hơn là tả. ở mảng tượng nửa đầu thế kỷ XV, cả người và thú đều tạo hình đơn giản đến mức sơ sài, song lại hướng về cái đẹp hồn nhiên, bình dị


Có thể thấy , trên cơ sở lăng mộ thời Trần mới thể nghiệm đưa tượng vào trong kiến trúc nơi yên nghỉ của vua Trần Hiến Tông và quan đại thần Trần Thủ Độ, sang giai đoạn quân chủ Nho giáo, việc đưa tượng vào lăng mộ trở nên phổ biến. Khác những tượng thờ ở đền và chùa là tượng bày trong nội thất, do đó có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và phải sơn thếp để phản quang trước ánh sáng đèn nến; những tượng ở lăng mộ là tượng ngoài trời, trực tiếp với nắng mưa và dưới ánh nắng mặt trời chan hòa, do đó dường như đều làm bằng đá và để mộc với vẻ đẹp chân chất, thật nhất.
c. Rồng Thời Lê Sơ
Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau,rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn.


Số
TT

Lăng Vua
Thái hậu

Năm
dựng

Tên tượng

1

2

3

4

5

1
Lê Thái Tổ

1433

Người

Lân

Ngựa


Hổ

2
Lê Thái Tông

1442

-


-

Lân

-

3
Lê Thánh Tông

1498

-

-

-

-

Voi

4
Ngô Thị Ngọc Dao

1498

-

-

-

-

-

5
Lê Hiến Tông

1504

-

Ngựa

Voi

-


6
Nguyễn Thị Ngọc Huyên

1505

-

-

-

-

-



IV. HỘI HỌA LÊ SƠ
Tranh của thời Lê Sơ hầu như không còn giữ lại được đến ngày hôm nay mà chủ yếu chúng ta biết đến thong qua những bài thơ trong tập thơ “Hồng Đức Quốc âm thi tập” đó là những bài thơ giàu hình ảnh và màu sắc. Đặc biệt thời kì này tranh chân dung đã phát triển từ các thế kỉ trước nay vẫn tiếp tục phát triển.
Bức tranh chân dung Nguyễn Trãi ở đền thờ ông tại làng nhị khê (huyện thường tín, Hà Sơn Bình), tương truyền là sau khi vua Lê Thánh Tông minh oan cho ông trong vụ án “Lệ Chi Viên”, đã tìm họa sĩ có tiếng vẽ theo tưởng tượng qua lời kể của người đương thời, hiện đang được bảo quản tại bản tàng lịch sử , tuy nhiên bức tranh đã dược vẽ lại nhiều lần, dấu vết nghệ thuật lời Lê Sơ hầu như không còn nữa. Bức chân dung ngày nay mà chúng ta nhìn thấy xét về màu sắc và đường nét phải xếp vào cuối thời Lê Mạt đầu thời Nguyễn.
Những hình vẽ Lê Sơ đến ngày nay, vẫn giữ được phong cách và vẻ đẹp ban đầu, thì chỉ có thể kể đến những hình vẽ bằng bút mềm (có khi bằng bút cứng) trên đồ gốm.
Loại gốm phổ biến thời Lê Sơ là loại sành sứ memn trắng vẽ hoa lam trên men, đôi khi còn giữ lại hoa nâu, và một số ít vẽ hoa nhiều màu trên men. Gốm sành sứ hoa lam là loại gốm phổ biến, mở đầu cho một truyền thống mới về gốm được phát triển đến ngày nay.
Phần lớn đồ gốm thời Lê Sơ là, đĩa, bát, lọ rồi đến bình hương. Sau khi được tạo dáng xong, nghệ nhân làm gốm dung bút mềm vẽ những hoa màu lam lên bề mặt của nó, sau đó phủ lớp men ở ngoài. Vì thế , sau khi nung chin , hình vẽ hiện lên dưới lớp men bong, không bao giờ bị phai nữa.
Tùy theo dáng và yêu cầu thực dụng của từng loại đồ gốm sành, sứ men trắng hình trang trí có khi được vẽ ở lớp ngoài (lọ, bát, bình hương) có khi được vẽ 2 mặt, hoặc là chỉ ở mặt trong (đĩa)
Có thể thấy gốm hoa lam đã khai thác triệt để các yếu tố của hội họa trong thể hiện hoa văn, đó là phương pháp vẽ khi phóng khi công, khi loãng khi đặc, khi dày khi mỏng làm hoa lam có độ đạm nhạt lung linh, người nghệ sĩ phóng bút vẽ chứ không phụ thuộc vào thiên nhiên do đó nét và hình sinh động, mềm mại.
Trên đồ dung hằng ngày như bát đĩa ấm , bậm rượu trang chủ yếu là hoa lá, chim chóc, ngựa, cá tôm…trên đồ thờ cúng như chân đèn ,lư hương chư yếu trang trí long li quy phượng, nghê…song hoa lá chủ yếu vẫn là cúc và sen. Các mô típ trên được thể hiện theo lối phong cách phóng bút bay bướm, nhưng bố cục bao giờ cũng chặt chẽ, các mảng đậm nhạt khác nhau của hoa văn phát triển theo một nhịp điệu nhịp nhàng uyển chuyển.Trang trí thường là những băng ngang theo bố cục truyền thống của nghệ thuật trang trí đồ gốm nước ta.

Trên đĩa có diện trang trí phẳng có diện trang trí phẳng và tròn hoa văn được thường được trang trí dàn trải lên toàn mặt bằng có chủ đề rõ ràng khiến ta có cảm giác đó là một bức tranh hoàn chỉnh.
V.GỐM THỜI LÊ SƠ
Gốm thời Lê Sơ được chế tạo tại các lò Gốm như Bát Tràng, làng Thổ Hà (Gốm nâu), làng Phù Lãng (gốm men vàng – màu da lươn). Nghệ thuật gốm thời này dùng lối vẽ trực tiếp lên mặt gốm, và còn dùng cả lối vẽ vạch hoặc đắp nổi. 
Kiểu dáng có xu hướng vươn lên theo chiều cao hình dáng thanh thoát, bớt thô hơn trước, không chỉ thấy ở chân đèn, nậm rượu, ly hương mà còn thấy rõ cả trong những bát đĩa chân đế cao và bát chân đế cao đã trở thành hiện vật tiêu biểu của gốm hoa lam TKXV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mỹ thuật Lê Sơ-NXBMT
2.Tượng cổ Việt Nam- Chu Quang Trứ
3.Nguồn ảnh từ internet
MỸ THUẬT THỜI MẠC (1527 – 1592)
Lê Thị Thanh Thủy
  1. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
Thế kỷ15 là thời thịnh trị của triều đại Lê Sơ, nhưng sau khiLê Thánh Tông mất (1497), sự thịnh vượng của triều đạikhông còn nữa, bóng vang của một thời “văn trị võ công”phai nhạt dần.
1527 Mạc Đăng Dung,một tướng võ tài giỏi cháu bảy đời của danh nhân Mạc Đĩnh Chi thời Trần, đã chấm dứt triều Lê Sơ không mấy khó khăn và lên ngôi vua, chính thức lập ra triềuMạc trên đất nước Đại Việt.
Thăng Long hơn nửa thế kỷ (1527-1592) sống trong sự kiểm soát của nhà Mạc là một đô thị đang trên đà phát triển kể cả về kinh tế, kể cả về văn hóa. Với một chính sách khá cởi mở đối với thương nghiệp, nhà Mạc không đến nỗi “ức thương” như nhà Lê trước đó, nên đời sống Thăng Long thời kỳ này ổn định hơn, người dân kinh thành sống dễ chịu hơn.
Về tư tưởng , nhìn chung nhà Mạc vẫn chủ trương sử dụng những giáo lí lỗi thời của tư tưởng Tống nho làm hệ tư tưởng chính cho mình , tuy nhiên nhà Mạc không cấm đoán những tư tưởng phi nho khác. Vì thế, phật giáo , đạo giáo và các tín ngưỡng khác bị chèn ép và hạn chế dưới thời Lê Sơ nay được dịp phục hồi ,phát triển, các đền chùa ,miếu đình,quán đạo được khởi sắc trở lại
Kinh tế hang hóa phát triển mạnh, nhiều phường thợ thủ công nghiệp được ra đời tạo nên sự phồn thịnh bước đầuở một số thành thị nước ta thời bấy giờ như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An…Sự phát triển kinh tế hang hóa đã tạo nên cho xã hội thời kì này nhiều hang thủ công mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ, tiêu biểu là đồ gốm, đồ chạm gỗ và đá …
Nhưng Thăng Long thời Mạc chỉ ổn định được trong khoảng chừng một phần hai thời gian tồn tại của vương triều. Từ những thập niên 60 của thế kỷ XVI trở đi, Thăng Long luôn luôn sống trong sự bất ổn: các cuộc thanh toán lẫn nhau của các thế lực quân sự, phe phái trong lòng triều Mạc, các cuộc tấn công dữ dội của quân đội Lê-Trịnh từ phía Nam.
Điều quan trọng hơn, vương triều Mạc sau các đời vua Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải đến Mạc Phúc Nguyên đã bắt đầu đi theo vết xe đổ của vương triều Lê sơ.
Năm 1592, nhà Mạc chấm dứt sự có mặt tại kinh đô Thăng Long.
Nghệ thuật thời Mạc dù trong một thời gian ngắn nhưng vẫn để lại một phong cách , hương vị riêng và thành tựu của nó có tích chất nền tảng và mở đường đối với các TK sau.Nhìn chung, Mỹ thuật Mạc đang vặn mình chuyển hóa nơi cung đình sang miền dân giã, chất sang quý kèm với chất bình dân, vẻ trang nghiêm đi với nét phóng túng.
  1. KIẾN TRÚC THỜI MẠC
1. Kiến trúc cung đình
Cho đến nay tài liệu về thời Mạc còn quá ít ỏi nên việc tìm hiểu về kiến trúc cung đình thời Mạc thật là khoa khăn . Nguyên nhân là do theo quan niệm phong kiến đương thời , là Mạc lên ngôi là không chính đáng nên sử sách đã không ghi chép nhiều. Các chính quyền Lê Trịnh về sau cũng đã tìm cách xóa bỏ mọi cơ sở văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của nhà Mạc tạo dựng lên cộng với khí hậu khắc nghiệt và thời gian đã tàn phá
Tháng 6/1585, Mạc Mậu Hợp muốn vào ở thành Thăng Long, nên tăng cường sửa sang, xây đắp. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các cung điện, đến 1587 nhà Mạc cho sửa sang gia cố vòng thành ngoài thành Thăng Long. Hệ thống thành lũy, cung điện, phố phường được khôi phục.
Đến năm 1592, Trịnh Tùng đem quân ra Thăng Long đánh Mạc, đã phá hủy hoàn toàn tòa thành này. Từ đó cho đến năm 1749, Thăng Long không còn vòng thành ngoài bao bọc nữa.
b. Những công trình kiến trúc khác của nhà Mạc
-Dương kinh nhà Mạc
Vốn xuất thân từ vùng đất Cổ Trai huyện Nghi Dương (nay thuộc huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), sau khi lên ngôi vua, Mạc Đăng Dung cho xây cất một hệ thống hành cung quy mô ở quê hương cũ, với ý nghĩa tương tự như phủ Thiên Trường đối với nhà Trần hay Lam Kinh đối với nhà Lê. Ông đặt tên là Dương Kinh, coi như là kinh đô thứ hai của mình
Khai quật thành Dương Kinh
-Thành nhà Mạc ở lạng sơn
Năm 1592, nhà Mạc thua chạy lên Cao Bằng, tuy bại trận và mất tất cả quyền lực về tay nhà Lê cùng các tướng lĩnh phù trợ, nhưng vẫn tồn tại dai dẳng trên vùng biên giới phía Bắc cho đến năm 1667. Trú chân tại một vài vùng ngày nay thuộc địa phận các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, dựa vào địa thế đồi núi hiểm trở cùng quan hệ với một số tộc người thiểu số, nhà Mạc cho xây dựng một số thành lũy để cư trú với quy mô nhỏ, chủ yếu có tính phòng ngự quân sự.
Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn
3. Kiến trúc chùa
Các tài liệu ghi chép việc xây dựng chùa ở thời Mạc rất hiếm. Sử không hề chép việc triều đình Mạc đứng ra tổ chức xây dựng một ngôi chùa nào. Nó khác hẳn với các thời Lý-Trần trước đó, việc xây dựng chùa, tháp là công việc thường xuyên của nhà nước.
Nếu như việc xây dựng chùa, tháp của nhà nước hầu như không có thì trái lại việc tham gia đóng góp xây dựng chùa làng lại phổ biến trong mọi tầng lớp vua quan, quí tộc nhà Mạc. Vì vậy ở chùa Trà Phương (Hải Phòng) còn có tượng chân dung Mạc Đăng Dung và một công chúa Mạc, ở chùa Phổ Minh (Hà Nam Ninh) có phù điêu chân dung bà chúa Mạc…
Hiện nay không tìm thấy một ngôi chùa nào ở thời Mạc còn nguyên vẹn. Qua tài liệu văn bia, có thể tạm hình dung một mặt bằng kiến trúc ngôi chùa thời Mạc như sau:
Tam quan, tiền đường, thiêu hương, thượng điện. Đó là thành phần kiến trúc cơ bản. Chùa nào cũng phải có. Ngoài ra mỗi chùa có thể có một số các kiến trúc khác như: hậu đường, gác chuông, nhà sân, hành lang, cầu cống…
Về bố cục: Mặt bằng phổ biến vẫn là lối bố cục mặt bằng theo kiểu “nội công ngoại quốc”
Lối bố cục “nội công ngoại quốc” đã có từ đời Trần , nó xuất phát từ lối bố cục quy tụ của các chùa thời Lý do nhu cầu của việc tổ chức lễ chạy đàn. Các thế kỉ sau do nhu cầu thờ cúng phát triển mới kéo dài ra tạo thành hình chữ nhật như bố cục chùa bút tháp (Hà Bắc) chùa keo (Thái Bình)…
Giống chùa Trần, thời Mạc sử dụng hệ thống cột để tạo thành một bộ khung trụ đỡ cho ngôi chùa , bộ khung này được hình thành bởi các vì kèo nối với nhau bằng các xà dọc.Ở thời Mạc các tòa thượng điện của chùa hầu hết chỉ có một gian chính và hai gian phụ hai bên (2 vì kèo thành một gian) gọi là gian chái (gian đốc).
Vì kèo thời Mạc nhìn chung đơn giản. Chúng thường gồm 4 hàng cột, 2 cột cái ở giữa, 2 cột quân hai bên.
- Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính
- Cột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính;
- Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước.
Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm con son nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bảy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.
Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái).
Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.
Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.
Thượng lương, còn gọi là đòn đô ông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.
Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.
Kết cấu các công trình kiến trúc Phật giáo thời Mạc về cơ bản giống với kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các cột được liên kết với nhau bằng các vì kèo tạo thành bộ khung đỡ toàn bộ sức nặng của mái nhà. Trên cùng hai cột cái nối với nhau bằng một câu đầu lớn úp chụp từ trên xuống.
Về trang trí: Nội thất các chùa thời Mạc cũng được các nghệ nhân hết sức chú ý. Họ tận dụng các thành phần kiến trúc , các chỗ trống để trang trí chạm khắc các đề tài rồng, phượng, mây, lửa, song nước…một số bức chạm về sinh hoạt con người như cảnh chèo thuyền , săn khỉ, cảnh cầu hiền (chùa cói) Vì đây là nơi thâm nghiêm nên đề tài dân dã thế tục của đời thường chưa có thấy ở đây(xuất hiện nhiều ở đình làng)
c. Kiến trúc đình làng
Trong các di sản văn hóa hiện còn để lại tới nay, loại hình kiến trúc đồ sộ nhất là ngôi đình làng. Hiện nay vấn đề nguồn gốc, thời điểm xuất hiện của ngôi đình vẫn còn cần phải thỏa luận. Nhưng chắc chắn ngôi đình đã xuất hiện vào thời Mạc.
Không có nhiều tài liệu ghi chép về ngôi đình, nhờ vào văn bia mà biết được rằng năm 1585 dựng đình Trùng Hoài (Hà Bắc). Còn hiện nay đã phát hiện được chắc chắn có 2 ngôi đình có phong cách nghệ thuật Mạc. Đó là đình Lỗ Hạnh (Hà Bắc) dựng năm 1576, đình Tây Đằng (Hà Nội)
Kết cấu của mái đình gồm 4 mái, đều có góc đao uốn cong. Cũng như chùa quán, kiến trúc đều được chạm khắc và trang trí, đặc biệt là các đề tài mang tính dân gian xuất hiện ngày một nhiều phản ánh đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Đình là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần chung, là trụ sở hành chính của cả làng, gắn kết các thành viên trong một cộng đồng với nhau.
Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian nên hướng để dựng đình làng thời Mạc thường được giao cho các thầy địa lý.
“Mắt toét là tại hướng đình
Cả làng mắt toét riêng mình em đâu”
Nếu các kiến trúc thờ cúng như đền chùa thời Mạc thường được chọn làm nơi tĩnh mịch cao, xa lánh chốn đô hội. Thì ngược lại đình làng thời Mạc và các thời sau thường chọn những địa điểm có tính chất trung tâm của làng xã. Hướng của đình thường là hướng Nam hoặc Đông Nam là hướng của gió mùa mát mẻ (tuy nhiên còn phải phụ thuộc từng địa phương)
Về bố cục: Đình làng được bao bọc quanh bằng những khuôn viên vuông vắn, thường có bố cục hình chữ nhật. Ranh giới của khuông viên có qui định rõ ràng nhưng không có hàng rào che chắn một cách kín đáo và thâm nghiêm như các kiến trúc thờ cúng. Người ta thường gọi đó là kiến trúc “mở”.
Qui mô một ngôi đình ở thời Mạc không lớn bằng các ngôi đình ở thời sau. Mỗi đình làng gồm nhiều gian như đình Tây Đằng có 3 gian 2 chái, đình Lỗ Hạnh: 5 gian 2 chái.
Sang thế kỉ 19 bố cục mặt bằng đình làng thời Mạc có nhiều thay đổi. Người ta xây thêm phần hậu cung ở gian giữa để thờ (đình Lỗ Hạnh) thậm chí nối thêm ở phần hậu cung một nhà ngang nhỏ tạo bố cục chữ công (Đình Thổ Hà)
Về cấu trúc: Đình thời Mạc về cơ bản không có gì khác chùa quán. Song đi vào chi tiết thì đình làng thường có kích thước to hơn chùa làng, các vì kèo cao hơn, rộng hơn.Một cấu trúc đáng chú ý nữa là việc bỏ trống các vách đố che bao quanh tường đình tạo không gian sang sủa, giảm bớt sự ngột ngạt lúc hội hè cũng như hòa nhập và gắn bó với cuộc sống (Tây Đằng)
Đình thời Mạc có cấu trúc “tàu đao mái lá” mái dốc để thoát nước nhanh chóng chống lại những trận mưa vùng nhiệt đới giảm bớt cảm giác nặng nề. Mái được uốn cong dần lên thành những độ cong với những hình guột đuôi phượng mềm mại và đẹp đẽ, mặt khác góp phần lùa thêm ánh sáng vào cho nội thất.
Đình tây Đằng
Về trang trí: trang trí đình làng hết sức phong phú. Từ đề tài phật giáo (hoa sen, tiên cưỡi rồng) đến những đề tài về con người lao động với những sinh hoạt hội hè đình đám của cuộc sống đời thường: cảnh đi cày, chật củi, gánh con, bơi thuyền, đấu vật, nam nữ tình tự…
Ống muống đền Bạch Trữ

III. ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ THỜI MẠC
  1. Trang trí thời Mạc
Gạch chùa Bối Khê
Sang đến thời Mạc, mỹ thuật trở nên tương đối đa dạng, được thể hiện trên các chất liệu gỗ tinh tế, trên đá tả thực thô vụng, trên gốm điêu luyện phóng khoáng. Trong cách tạo tác, nghệ nhân không bị bó buộc vào quy luật cụ thể nào. Các bộ phận chạm khắc trên cùng một mảng chạm luôn đầy đủ chi tiết cả khi nhìn nghiêng và tỉ lệ không được chú ý nhiều.
Đình Lỗ Hạnh
Con hổ hiện lên ngộ nghĩnh, tự nhiên. Nó tiềm tàng ức mạnh ghê gớm trong cái dáng hiền lành, các thớ gỗ đã tạo nên đường vân kì ảo, như thêm lực cho hổ.
Bức chạm “Người chơi đàn đáy” được chạm trên khuôn gỗ hình chữ nhật có chiều dài 36 cm, rộng 24 cm. Với nghệ thuật tả thực, kết hợp với kỹ thuật chạm nổi, vê tròn, thể hiện trên chất liệu gỗ dổi có màu sáng ngà, bức chạm diễn tả một cô gái đang cầm đàn để chéo trước ngực, ngồi tựa lưng vào chú hươu đang trong tư thế quỳ phủ phục.
Chủ đề tác phẩm đã vượt qua các mô tuýp khuôn mẫu, lề lối cứng nhắc của tư tưởng Nho giáo, thay vào đó là hình ảnh sinh hoạt thật đời thường nơi thôn dã.
Trong nội thất các công trình chùa thời Mạc, các nghệ nhân tận dụng mọi thành phần kiến trúc để trang trí làm đẹp thêm cho tác phẩm. Các đầu bẩy, đầu dư, cốn, lá gió… được biến thành những trang trí vô cùng đẹp mắt với các đề tài phong phú
Hổ- Chùa Dâu
Các đề tài vân xoắn (thể hiện cho tia chớp) chạm thủng, hoặc được xếp ken vào nhau, hoặc làm trung tâm mảng chạm, hoặc làm nền cho các linh thú thường đi cùng với các đao mác (tượng trưng cho tia sáng) được tìm thấy phổ biến trong chạm khắc kiến trúc đình chùa.
Họa tiết chùa Nhân Trai- Hải Phòng
Vân xoắn cũng thường đi với đao mác nhon kéo dài. Đao mác với phần gốc lượn song (một tới nhiều nhịp) phần đầu vuốt nhọn giống mũi mác, như tượng trưng cho tia sáng, đã hình thành một cách trọn vẹn vào thế kỉ 16 .
Rồng thời Mạc đẹp về hình thức và gần gũi về tinh thần giống như rồng thời Lý. Tuy nhiên, hình tượng con rồng đã thoát ra khỏi biểu tượng của vương quyền mà chỉ còn mang ý nghĩa quyền lực huyền bí. Tượng rồng chạm tròn có nhiều loại mang phong cách khác nhau, loại đầu mang phong cách thế kỷ 13, 14 nhưng chắc khỏe hơn, các cụm mây lớn và ít dày đặc
Loại thứ hai ảnh hưởng phong cách Lê Sơ thì phần mặt nhất là mồm đã được rút ngắn lại bớt dữ tợn hơn (chùa Cói), thân ngắn, mập, kèm trên thân là các đao mảnh chạm bong.
Loại thứ ba là hình rồng kết hợp cả hai phong cách trên với mũi to, tai và sừng hai chạc, trán ngắn nhưng dáng khỏe chắc theo kiểu rồng Trần nhưng không có mào, được kết hợp với những mảng vân xoắn lớn (chùa Ngo, chùa Bối Khê).
Còn một số hình rồng rải rác mang đầy tính dân gian,xuất hiện những mảng chạm mang những nét phản ánh đời thường
Hệ thống tượng thời Mạc cũng đa dạng phong phú hơn các thời kỳ trước cho thấy sự phát triển nghệ thuật tạo hình và là sự minh chứng cho sự giao lưu của Phật giáo với các tôn giáo khác. Phật giáo được dân gian hóa thích ứng với yêu cầu của xã hội đương thời. Những tượng Phật theo quan niệm dân gian được thờ phổ biến trong các Phật điện.
Đình Tây Đằng
 
Đình thổ Tang
Đứng trước tượng phật thời Mạc như đứng trước chân dung một con người đang suy tư thế sự, mà vẫn trong sáng nhân hậu, không nét đau thương và khắc khoải.
Những điểm dễ nhận nhất của các tượng tròn thời kỳ này là thân ngắn vai xuôi, lưng tròn eo nhỏ. Tượng Phật, các tượng Tứ Pháp… Các tượng thờ vẫn bộc lộ khuynh hướng tượng Phật chính thống mặc dù nhiều chi tiết đã được biến đổi mang tính dân gian. Phong cách tạc tượng thời kỳ này là sự nối tiếp của tượng tròn thời Lý, những biểu hiện quý tướng của Phật trong vẻ đẹp trầm tư, thân mình sang quý, nếp áo rủ mềm mại
Thời này xuất hiện tượng chân dung với hình thức thô nặng, đường nét đơn sơ vụng về, đều tạc trong tư thế ngồi trên ngai hoặc ngồi xếp bằng hình dài, chân tay ngắn , đầu to…nếp áo được diễn tả bằng nếp khắc rạch. Những tượng chân dung này tác giả không tạc theo mẫu người thật mà chỉ khái quát theo địa vị xã hội và nhân tướng của từng nhân vật cụ thể, tuy không như người thực nhưng tượng thời Mạc chứng tỏ tinh thần tự do trong nghệ thuật.
Đứng về mặt hình dáng, thì tượng thời Mạc chưa cân đối lắm. 
Thái Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ngọc Toàn ,
Nhìn chung tượng bà Ngọc Toàn được làm tỉ mỉ, cân đối và phần nào tự nhiên hơn Mạc Đăng Dung.
Người ta thấy tượng Mạc đẹp vô cùng, cân đối, đầy sức sống đậm tính nhân văn như tạo nên một sự bừng tỉnh của điêu khắc sau gần một thế kỉ bị kiềm chế dưới tư tưởng khắt khe của nho giáo dưới thời Lê Sơ.
Bức tượng này đặt ở hành lang tiền đường chùa Bối Khê. Tượng mặc áo phần đạm bạc hơn, cách ngồi cũng gần gũi tự nhiên hơn .“y môn” không cầu kì, hoa cỏ mặc dù đã được đơn giản đi,điều đó biểu hiện sự gần gũi hơn của thế giới phật với đời.
Tượng chân dung tô màu khác biệt hoàn toàn về phong cách với các tượng phật bằng gỗ thếp vàng cùng thời Mạc. Nó không tiếp thu được chút nào những tinh tể của nghề chạm khắc đá thời Lý như tượng phật đã làm được
Toàn bộ tượng và ngai tạo thành một khối chóp nón vững vàng, trong đó tượng được bố cục đóng kín có đường viền rõ ràng, còn ngai lại mở với những chấn song thẳng dọc vuông góc với các gờ bệ và tay ngai làm cho toàn thể thoáng mà chắc.
Chạm khắc gỗ thời Mạc chẳng những vẫn tiếp thu những nét tinh tế từ nghệ thuật thời Lý mà còn phát triển qua kỹ thuật chạm thủng, chạm bong min màng như trên lụa, điêu khắc tượng phật vẫn ưu nhã ,huyền diệu
IV. GỐM THỜI MẠC
Ở thời kỳ này nghề thủ công gốm sứ, đặc trưng là sứ hoa lam. Những làng gốm Vĩnh Bảo, Hải Dương, Bát Tràng, Thổ Hà… được mở ra và đã thu hút nhiều khách hàng gần xa.
Bên cạnh những sản phẩm gia dụng: Bát, đĩa, lọ, âu, ang, chén phục vụ cho tầng lớp bình dân, còn có những sản phẩm mang tính tạo hình và mỹ thuật cao để nâng uy tín nghề nghiệp từ một vùng lên uy tín nghề nghiệp trong cả nước và trên trường quốc tế.
Các chân đèn gốm được tạo dáng chung theo hình con tiện, cân đối, vững chắc, nhưng riêng thể thức trang trí thì mỗi chân đèn lại có sự khác biệt.
Cấu trúc thì thô nhưng kỹ xảo thì tinh, hai yếu tố ngược nhau, trái nhau đó không những không vênh với nhau mà lại phối hợp rất ăn ý, kỹ thuật cầu kỳ nhưng dáng dấp chung thì rất đơn giản khiến cho chân đèn gốm có một vẻ đẹp khác lạ.
Men lam bóng là đặc trưng của gốm thời Mạc còn làm trên các vật dụng cao cấp khác . Men lam được giới Nho sĩ trong xã hội rất ưa thích. Nó biểu hiện một màu xanh nơi non xa là nơi ẩn dật của các cư sĩ đồng thời mang sắc màu thanh y (áo khoác) của họ và đó là màu chung của các ẩn sĩ phương Đông.
Khai quật điện Tường Quan-Thời Mạc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mỹ thuật thời Mạc-NXBMT
2.Tượng cổ Việt Nam-Chu Quang Trứ
4.Vẻ đẹp kỷ hà của chân đèn thời mạc-Quách thị Ngoc An

MỸ THUẬT THỜI LÊ TRUNG HƯNG(1593-1788)
Lê Thủy
I.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI
Năm 1527 quyền thần Mạc Đăng Dung đã lật đổ nhà Lê và bắt đầu một triều đại mới. Vị vua mới của nhà Mạc bị coi là loạn thần và từ Thanh Hóa, Nguyễn Kim đã nổi dậy chống lại nhà Mạc, tôn lập hậu duệ nhà Lê là Lê Duy Ninh làm vua, tức là Lê Trang Tông (còn gọi nhà Lê Trung Hưng).
Người đời truyền lại câu: “Trịnh tồn Lê tại, Trịnh bại Lê vong”.Thời kỳ này tồn tại 2 thế lực song song đó là Lê và Trịnh
Trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam, đây là thời kỳ duy nhất vừa có vua lại vừa có chúa. Chúa Trịnh nắm thực quyền, vua Lê chỉ là bù nhìn. Khác hẳn với các triều đại trước, phủ Chúa là nơi giải quyết mọi việc lớn nhỏ trong nước, triều đình vua Lê chỉ có danh mà không có thực. Tại triều đình Thăng Long, các chúa Trịnh ngày càng lấn át, ức chế vua Lê.
1.Xã hội dưới thời Lê Trung Hưng
Bản đồ Thăng Long thời Lê Trung Hưng
Trong thời kỳ này, Thăng Long là trung tâm kinh tế của nước Việt Nam, quang cảnh buôn bán ở Thăng Long đã khá sầm uất thịnh vượng. Ở đây, tập trung những người thợ khéo tay nhất của xứ Đàng Ngoài.
Nhưng trong khi tình hình kinh tế, nhất là việc buôn bán khá sầm uất, tình hình văn hóa khá phát triển thì tình hình chính trị lại luôn luôn rối ren, nạn trộm cắp lừa gạt đã có nhiều, nhất là ở thế kỷ XVIII.
Trong thời kỳ này, thương nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất ở Thăng Long. Nhờ có sông ngòi thuận tiện, việc liên hệ kinh tế giữa kinh thành Thăng Long với các địa phương ngày càng chặt chẽ.
Trong suốt thời Lê sơ và kể cả Lê Trung hưng sau này, tình trạng thi cử ngày càng đồi bại, nhất là từ thế kỷ XVII trở đi, số người trúng tuyển không xứng đáng cũng tới quả nửa.
Trong nỗi đau khổ, trong sự giằng xé của nội tâm, người ta bắt đầu quay trở về với đạo Phật, một đạo đầy lòng từ bi, bác ái. Bên cạnh những tôn giáo có từ trước, tại kinh thành Thăng Long vào cuối thế kỷ XVI trở đi đã xuất hiện thêm một tôn giáo nữa, Kitô giáo, do các giáo sĩ phương Tây đưa lại. Chữ “Quốc Ngữ” ra đời cùng với con đường truyền ba của đạo thiên chúa. Giáo sĩ dung tiếng Việt để giảng đạo, giáo dân học chữ Quốc Ngữ.
  1. MỸ THUẬT PHẬT GIÁO LÊ TRUNG HƯNG
Ở thời Lê Trung Hưng nhiều ngôi chùa được trùng tu, dựng lại mới, trong đó có chùa Côn Sơn (hải phòng) chùa Keo (Thái Bình-Nam Định) chùa Ngọc Khám, Bút Tháp (Bắc Ninh) chùa Thái Lạc (Hưng Yên) chùa Thầy, chùa Mía (Hà Tây)…những chùa được dựng vào đầu thế kỉ XVII hiện không còn dấu vết gì… các công trình cổ của ta thường được tu sửa nhiều lần, khó giữ được kiểu dáng kiến trúc ban đầu. Một số chùa được dựng từ giữa thế kỉ XVII về sau vẫn còn nguyên vẹn như chùa Mía, chùa Keo, chùa Bút Tháp ,chùa Thầy…
1. Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự)- Thuận Thành-Bắc Ninh
Vào thế kỷ XVII, do chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài, nhân dân bị động viên cả người và của không đủ sức dựng Chùa riêng cho làng nữa, tầng lớp quý tộc không tin ở thực tại nữa tìm đến cầu cứu cửa Phật, và đã xuất tiền của cho việc mở mang cảnh Chùa.
Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng với pho tượng phật đồ sộ, nghìn tay nghìn mắt; mà còn nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý.Kiến trúc chùa Bút Tháp có vẻ đẹp của sự kết hợp giữa đá và gỗ, tạo nên nét độc đáo về sử dụng chất liệu trong kiến trúc.
Ðây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế.
Chùa có tên chữ là “Ninh Phúc Thiền Tự” được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện – gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá…được thể hiện giàu chất hiện thực, sinh động, tươi mới.
Ðáng chú ý là hình chim, hươu, khỉ, rồng,… đều được chạm khắc rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ cổ kính mà hấp dẫn.
Một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa là toà “Cửu phẩm Liên Hoa”. Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Thú vị hơn là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ nhiều thế kỷ nay.
Các ngôi chùa từ thế kỉ XVII trở đi về qui mô thường được mở rộng hơn, kiến trúc được phát triển theo chiều sâu, hết lớp nọ đến lớp kia. Chùa Bút Tháp cũng được kết cấu theo 2 lớp, lớp ngoài thờ phật , lớp trong thờ thánh, gọi là kiểu “tiền phật hậu thánh”. Ngoài ra ở chùa Bút Tháp phải kể đến 2 tháp đá. Bên phải là tháp Báo Nghiêm 8 cạnh, cao 4 tầng ,không kể tầng dưới lớn nhất Trong đó có thờ tượng chân dung Chuyết Chuyết.Ngoài ra còn có một số tháp mộ của các sư tổ và một nhà thờ tổ ở phía trước tháp Báo Nghiêm
Tháp Báo Nghiêm có hình Lục giác cân đối, trên đầu cột có con sơn đỡ vươn ra như cánh hoa xòe, xung quanh cột là lan can có phù điêu đá. Bên trong tháp ở tầng cuối cũng có 13 bức phù điêu chạm nổi với đề tài cá hóa rồng, cua, sóng nước, rồng dỡn sóng. Tất cả đều bằng đá chạm khắc tinh sảo có giá trị nghệ thuật cao. Phía bắc chùa là tháp Tôn Đức cao 10 mét hình vuông, cạnh chùa phía đông có một khối đá chạm thủng làm thành miệng giếng có tên là Giếng Tiên cũng là một khối đá xanh đen tạc hình cánh hoa sen.
2.Chùa keo (Thần Quang Tự) Xã Vũ Nghĩa-Huyện Vũ Thư-Tỉnh Thái Bình
Căn cứ vào hai tấm bia đá thì chùa Keo có tên là Thần Quang và có xuất xứ liên quan đến chùa Nghiêm Quang do thiền sư Không Lộ làm năm 1061 tại làng Giao Thủy-Nam Định. lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự đóng góp lên cả. Chính và vậy Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7/1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công công trình. Chỉ trong vòng 28 tháng toàn bộ công trình đã được khánh thành (11/1632).
Chùa Keo có một phong cách kiến trúc rất độc đáo. Với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và với những đường nét chạm trổ rất tinh xảo đã tạo cho nơi đây một phong cách riêng.
Đáng chú ý nhất là hệ thống Tam Quan Nội, đây là một công trình kiến trúc khá độc đáo của riêng chùa Keo. Đặc biệt bộ cánh cửa gian giữa Tam Quan, bộ cánh cửa này gồm hai cánh, mỗi cánh cao 2,2m rộng 1,3m khi khép lại tạo thành một bức phù điêu hoàn chỉnh, chạm đề tài “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt”. Chính giữa hai cánh cửa chạm một mặt nguyệt lớn, mỗi bên cánh cửa chạm một con rồng mẹ và một con rồng con, phía góc dưới chạm con nghê con tất cả đều đang hướng về mặt nguyệt.
Sự hài hòa được người nghệ nhân thể hiện ở chỗ: trên phiếm gỗ lim với độ chạm sâu không quá 3cm mà người nghệ nhân vẫn thể hiện rất chuẩn xác luật xa gần, tối sáng của nghệ thuật chạm trổ truyền thống. Đường chạm sắc sảo, nét khắc tinh vi, bố cục chặt chẽ khiến các con linh vật vốn không có thật trở nên sống động lạ thường
Quần thể kiến trúc bên trong chùa được thiết kế theo kiểu “nội nhị công, ngoại nhất quốc”.
Khu thờ Phật có 3 tòa nhà: tòa Ông Hộ và tòa Tam Bảo nối với nhau qua tòa Ông Muống thành chữ công (I) thứ nhất (theo chữ Hán).
Khu đền Thánh có 3 tòa: tòa Thiêu Hương và tòa Thượng Điện nối với nhau qua tòa Phụ Quốc tạo thành chữa Công (I) thứ hai.
Hai dãy hành lang mỗi bên 33 gian nối qua hai tòa tả vu, hữu vu – gác chuông và Tam Quan Nội thành ô chữ Quốc bao bọc bên ngoài.
Trong khu đền Thánh, các tảng đá kê chân cột đều chạm cánh sen. Các đầu củng, chắn phong đều được chạm trổ hết sức công phu. Trên các chắn phong rồng mẹ dắt díu đàn con vui đùa với thú. Thú cưỡi lưng rồng, thú túm râu rồng, thú đu trên chum mây lửa. với đường chạm nét rất sắc sảo, tinh vi.
Nói đến kiến trúc chùa Keo không thể không nói đến kiến trúc của gác chuông, đây được coi là công trình kiến trúc độc đáo nhất, trở thành điểm nhấn cho ngôi chùa
Nhờ tỉ lệ giữa các tầng cân đối, độ thu trả vừa phải giữa các tầng hiên, tầng mái, cự ly giãn cách giữa các cột chuẩn xác khỏe về lực, đẹp về dáng. Vì vậy đứng ở bất kỳ vị trí nào ngắm bất kì góc độ nào gác chuông chùa Keo đều đẹp cả.
  1. Điêu khắc thời Lê Trung Hưng
Điêu khắc gỗ cũng là một nghệ thuật đặc trưng đã phát triển mạnh ở thời Lê – Trịnh, nó gắn liền với sự xây dựng, tôn tạo và mở rộng hệ thống chùa chiền trên khắp đất nước, phản ánh sâu sắc ý thức tâm linh của người dân nước Đại Việt hướng về cái thiện, mong muốn cho đất nước thái bình. Đặc biệt là vai trò người phụ nữ trong xã hội thời Lê Trịnh đã xuất hiện không ít trong việc chấn hưng xã hội.
Có thể lấy tên di tích Bút Tháp để đặt tên cho phong cách mỹ thuật nửa đầu thời Lê trung hưng.ở đây có rất nhiều tượng đẹp từ tượng Phật, tượng Bồ Tát đến tượng Thị giả, tượng Tổ, tượng Hậu đều dựa theo những mẫu người đẹp quý phái
Tượng Quan Âm xuất hiện nhiều nhất là Quan Âm Nam Hải ngự trên đài sen, được một con quỷ đội lên từ biển. Đỉnh cao của dạng tượng này là Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay, với ý nghĩa Phật bà có nghìn phép biến hóa như nghìn con mắt, nghìn cánh tay để theo dõi cứu vớt muôn loài (trong thực tế trên tượng nhiều khi chưa có đủ số lượng là 1000 con mắt, 1000 cánh tay).
Tượng được thể hiện trong dáng nữ, khuôn mặt hiền dịu, mắt nhìn xuống, miệng hơi mỉm cười, mũi dọc dừa, dáy tai to dài, hoa tai hình bông sen.
Phía sau thân tượng có 789 cánh tay nhỏ sắp vòng tròn đồng tâm và đặt so le ở từng lớp tạo nên những vòng hào quang. Trong lòng mỗi bàn tay đều chạm một con mắt.
Phật bà ngồi ở thế kiết già, chân xếp bằng thư thái trên tòa sen nổi bồng bềnh trên mặt biển. Đài sen là một bông hoa nở rạng rỡ, phần cao nhất là nhụy với những đường kẻ ngắn song hành, phía dưới là bốn tầng cánh hồng xen kẽ mãn khai.
Đỡ bông hoa là con quỷ Ô Ba Long Vương, một loại rồng đen ở biển Đông. Con quỷ chỉ ló đầu ra khỏi sóng, lấy đầu và hai tay đỡ lấy đài sen. Nó là đại diện của bóng tối, đã quy thuận Phật pháp, và hình ảnh nó đỡ tòa sen thể hiện đạo Phật đã giác ngộ cả loài quỷ dữ và thấm nhuần muôn nơi.
Chân dung hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trúc (chùa Bút Tháp)
Các pho tượng phật chùa ở chùa bút tháp nhìn chung đều mang vẻ đẹp đầy đặn, trọn trịa và cân đối. Ở đó vừa có cái đẹp theo lý tưởng tôn giáo vừa mang vẻ đẹp của hiện thực.Nó khác với vẻ đẹp mang tích chất lí tưởng và mẫu mực của thời lý, vẻ đẹp hiện thực sống động của thời Trần. Vẻ đẹp sang trọng ,quí phái được thể hiện trên các pho tượng mực dù dáng ngồi vẫn theo kiểu ngồi của nhà phật. Sự nghiêm trang tĩnh lặng, thoát tục giảm dần thay vào đó là sự sinh động hiện thực được biểu hiện qua chân dung của các nhân vật.
Nếu lăng mộ từ thời Lê sơ về trước dường như chỉ có lăng vua và mở rộng sang các bà Hoàng, rất hãn hữu mới có lăng đại thần, thì sang thời Lê trung hưng lại có chiều hướng phát triển ngược lại. Trong suốt hai thế kỷ XVII-XVIII có rất nhiều lăng mộ quan lại, thường là quan thái giám
Điển hình và cũng đặc sắc cho tượng đá ở các lăng mộ thời Lê trung hưng là ở lăng Dinh Hương. Lăng được xây trên quả đồi rộng và phẳng thuộc xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Cặp tượng voi nằm trên bệ ở hai bên sau cửa lăng, với kích thước lớn nhưng tạo bằng một khối đá liền với bệ, trong tư thế nằm phục, toàn thân là những khối căng văng nhẵn nhụi, nhưng tai to xòe ra với đường gân mềm mại và chiếc đuôi vắt vẻo lại như sự trang trí điểm thêm của vài đường nét chấm phá, dáng rất thực mà không sa vào sự vụn vặt tự nhiên.
Cặp tượng người hầu bên trái (phía đông) cầm quạt còn người hầu bên phải (phía tây) ôm tráp dường như chỉ có ở lăng Dinh Hương, dáng hơi lùn với vẻ hài hước, trong tư thế đứng nghiêm . Tượng chỉ cao chừng 4 đầu, không thực nhưng lại sống động.
Nghê có hai cặp tượng lớn và nhỏ ở hai bên bàn thờ và ngai thờ, đều trong tư thế ngồi nghiêm trang chống thẳng hai chân trước như đang chầu hầu, nhìn thẳng, hai nửa đăng đối.
Các tượng ở lăng dù là người hay thú (phổ biến là ngựa, voi, chó) thường ở dạng tĩnh lặng, nghiêm trang, đứng đơn chiếc độc lập, nhưng một vài trường hợp được bố trí thành nhóm đặt cạnh nhau hoặc liền khối đá như người dắt ngựa lăng Dinh Hương, do đó có vẻ sống động và vui.
Cặp tượng người dắt ngựa ở lăng Dinh Hương, người và ngựa lại gắn với nhau trong một khối đá nguyên để trở thành một tác phẩm hoàn hảo. 
Những cặp tượng võ sĩ làm cho không khí lăng mộ trở nên trầm lắng, uy nghiêm đúng nơi tưởng niệm.

Đền vua Lê Đại Hành ở Trường Yên (Ninh Bình), dựng trên nền cũ của cung điện thuộc cố đô Hoa Lư xưa, kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn có sự tu sửa lớn – nhất là xây dựng thêm nửa phía ngoài. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Nga ở gian bên trái và vua Lê Ngọa Triều ở gian bên phải. Hai pho tượng ở hai gian bên không cùng hướng với pho tượng Lê Đại Hành
Các tượng này đều ở thế ngồi tự tin, nghiêm chỉnh mà thoải mái, dáng toàn thân cân đối là sự chuẩn bị cho tượng khoảng giữa thế kỷ XVII. Khuôn mặt hoàng đế Lê Đại Hành phương phi, đầy đặn, sáng láng. Khuôn mặt Dương Vân Nga trông rất hiền thục và mang nét chân dung riêng, khuôn trăng đầy đặn, phúc hậu.
Tượng chùa Mía
Quan âm đồng tử-chùa Mía
Lê Thị Ngọc Duyên-Chùa Bút Tháp
Tượng Ca diếp-Chùa Cói
Như vậy ta có thể thấy phong cách tượng thời kì này khá phong phú dạng khi thì cầu kì đài các khi thì chất phác thô sơ…ở mỗi chùa mỗi đền ta lại thấy một phong cách riêng biệt,làm nên một diện mạo hết sức đa dạng cho tượng thời Lê Trung Hưng
  1. ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG
Mỗi làng Việt Nam đều có một ngôi đình. Đình là nơi thờ Thần Thành Hoàng của làng. Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giúp nước, chống giặc ngoại xâm; hoặc một Thần Sông, Thần Núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu quái, đem lại cuộc sống yên lành cho mọi nhà, mọi người. Đình vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp của dân làng. Nó là ngôi nhà công cộng của một tập thể cư dân nông nghiệp làng xã. Mọi tập tục, văn hoá, nếp sống của làng đều được định ra ở đây, có tên gọi là “Hương ước”, một thứ luật lệ dưới luật, nhưng không kém phần nghiêm ngặt với các thành viên của làng.
Đình làng xuất hiện cùng với nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc trang trí cũng ra đời và phát triển. Sự phát triển thắng thế của phù điêu đình làng là sự giải quyết trang trí, để làm giảm nhẹ cảm giác nặng nề của các cấu kiện kiến trúc.
Điêu khắc đình làng ra đời đã làm bật lên một tiếng nói mới. Tiếng nói của tâm tư, tình cảm người lao động. Chạm khắc đình làng chủ yếu miêu tả những cảnh sinh hoạt bình thường, gần gũi với con người và cuộc sống thường ngày.
“Đánh cờ” ở đình làng Liên Hiệp – Hà Tây
“Uống rượu” ở đình Ngọc Canh – Vĩnh Phú
“Đánh vật” ở đình Hoàng Xá – Hà Sơn Bình
“Bơi thuyền” ở đình Cam Đà – Hà Tây
“Đàn hát” ở đình Hoàng Xá – Hà Tây, hoặc những cảnh lao động thường ngày của người nông phu, người thợ rừng:
“Đi săn” ở đình Ngọc Canh – Vĩnh Phú
“Bắn hổ” ở đình Thổ Tang – Vĩnh Phú
“Đi cày” ở đình Liên Hiệp – Hà Tây.
Có những đề tài mang tính trào lộng, mỉa mai, mà âm hưởng của nó chảy từ nguồn dân gian truyền thống như tục ngữ, ca dao, dân ca, sân khấu:
“Đánh đuổi quân ăn cướp” ở đình Thổ Hà – Hà Bắc
“Múa trên lưng rồng” ở đình Thổ Hà – Hà Bắc
Ví dụ trong bức chạm khắc cảnh “chuốc rượu” – đình làng Hoàng Xá – Hà Sơn Bình: Bức chạm tả cảnh hai người đang chuốc rượu, một người đã say lả, một người đang chếnh choáng, kẻ tỉnh hơn đang cố ép bạn mình uống tiếp, người kia không từ chối anh ta quyết vui với bạn đến cùng (qua dáng vẻ gắng gượng, chúng ta hiểu được điều này). Toàn cảnh, và từng nét chi tiết, cho thấy người thợ chạm, cố đi sâu vào việc bộc lộ, diễn tả
Hay như cảnh “Trai gái vui đùa” – Đình làng Hưu Lộc (Hà Nam Ninh), không chỉ có tinh thần nội dung không gian trên toàn cảnh được tái hiện; ở đây, từng chi tiết, hành động được diễn tả tỉ mỉ.
Người làm điêu khắc phải chịu sự chi phối của kiến trúc rất lớn về nhiều mặt. Tùy thuộc vào hình thể, vị trí của các kết cấu trong không gian đã định, mà xử lý vật liệu, tạo tác phẩm. . Có lẽ từ sự zích zắc của khuôn thước, hình thù cấu kiện trên đây đã nảy sinh hình thức tạo khối, gia cố chất liệu của đình làng.
a,Chạm thủng:
Ván gió đình Chu Quyến
Hình thức này không phải tới điêu khắc đình làng mới có. Trước đó nó đã được sử dụng trong nghệ thuật điêu khắc nước ta. Chạm thủng trong điêu khắc, trang trí đình làng, thường được sử dụng trên các phiến gỗ làm chắn gió, chạy chung quanh nhà. Bởi nó thuận lợi trong việc sử lý do bề dày của khối gỗ mỏng: đục thủng dễ dàng.
Về giá trị thực dụng, nó đáp ứng nhu cầu thông thoáng ánh sáng và không khí. Chạm thủng không có khả năng biểu đạt khối, tiếng nói điêu khắc của nó hết sức yếu kém, song nó có khả năng diễn hình hết sức phong phú. Những hình thù Hoa lá, sông nước có tính chất mềm mại, thường được sử dụng bằng hình thức này.Và khi chạm thủng, được kết hợp với nhiều hình thức tạo khối khéo, nó góp phần đẩy hiệu quả thẩm mỹ của điêu khắc đình làng tới mức hoàn thiện.
a) Chạm bong:
Kỹ thuật này giúp phù điêu trang trí đình làng có hiệu quả hơn, khối như được gắn liền vào mặt nền phía sau, người ta lách sâu mũi đục tạo ra độ kênh như hàm ếch, do vậy những chỗ sâu hàm ếch thường bị các khối ngoài che khất, ánh sang chiếu vào sẽ tạo được đọ đậm nhạt cho phần nền đằng sau khối hình.
Hình thức chạm này được sử dụng với một tỷ lệ cao trong các hình thức xử lý khối của điêu khắc đình làng và có một hiệu quả tạo khối hơn hẳn hình thức chạm thủng . Chạm bong có khả năng diễn tả những chi tiết thiên về hình nét
b) Chạm nông:
Hoành phi đình Thổ Tang
Là khối khoét đục thấp xuống mặt nền, phần gỗ nổi là những hình ảnh định mô tả, những chỗ ven hình đục sâu hơn những chỗ mặt nền khác, làm bề mặt của nó hơi cong. Hình thức chạm nông này thường được sử dụng trong chạm hoành phi câu đối ở đình làng …chúng lan tỏa trên mặt phẳng giống như các bức trang trí mang tính nghệ thuật cao.
d) Chạm lộng:
Là cách chạm khắc đòi hỏi kĩ thuật cao, sự công phu, tỉ mỉ của người thợ. Đây cũng là kĩ thuật chạm khắc đầy tính biểu cảm, có hiệu quả không gian và hiệu quả khối cao nhất, các hình khối chạm lộng thường là các nhân vật, các con thú đầu rồng cánh phượng, …chúng gần như là những pho tượng tròn, lồi hẳn ra chồng chéo nhiều lớp cực kì phức tạp, làm mất cảm giác về nền vốn có của bức chạm, cả than cây gỗ được đục rỗng, tạo ra những khoảng trống luồn lách trong khối tượng, các bức chạm khắc lộng thường là những phần hấp dẫ nhất của điêu khắc đình làng.
Ví dụ: cảnh “Trai gái đùa vui” – ở phần thân thể chính (đầu và mình) của nhân vật, thân cây được xử lý theo lối chạm lộng. Các chi tiết: tay, chân, hoa lá được xử lý theo lối chạm bong. Chạm lộng thiên hẳn về biểu hiện khối.
Hình thức này thường được các nghệ nhân vận dụng khi tạo các hình khối chính, đóng vai trò “cái đinh” trong tổng thể điêu khắc đình làng.
Chức năng của tạo hình nói chung và nghệ thuật chạm khắc dình làng nói riêng luôn bị hạn chế trong một không gian, thời gian nhất định. Do vậy, người nghệ sĩ dân gian phải tìm tòi chắt lọc và cân nhắc từng chi tiết, để hình tượng nghệ thuật đạt tới giá trị khái quát cao nhất. Đường nét trong chạm khắc đình làng đơn giản, khái quát , ít chú trọng gọt tỉa nhưng vẫn mềm mại uyển chuyển, khối hình đằm thắm chắc nịch, không bào gọt nhiều mà vẫn gợi cảm. Đồng thời kỹ thuật chạm bong,kênh, chạm lộng đã tạo cho không gian của những tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng có chiều sâu với nhiều tầng lớp.
Đánh giá chung hiệu quả của hình thức bố cục , Nguyễn Quân đã đưa ra nhận định:…Nhờ bố cục theo hình tròn, các vòng tròn và cung tròn đồng tâm hoặc nối tiếp kết hợp với loại xoáy ốc, tận dụng khả năng diễn tả ly tâm, hướng tâm, xoay và nhịp điệu chìm nổi của hình tròn, nên chạm khắc cổ rất sinh động, rất tung tẩy nhưng cần nằm gọn yên ổn… Không khí phá phách mà rất duyên dáng, thùy mị, kín đáo trong các bố cục bất di, bất dịch.
Quan quân cướp bóc- Đình Thổ Hà
Nghệ thuật đình làng đã bắt đầu suy thoái theo thời cuộc chung, dưới triều đại nhà Nguyễn. Đặc biệt với điêu khắc đình làng, khi không gian kiến trúc bị phá vỡ, đời sống ngôi đình có nhiều thay đổi.
Nhờ hiệu quả cúa các hình thức tạo khối kết hợp với tính xâm thực của không gian vào khối, hiệu quả của sự kênh bong, tách mảng, hình ra ngoài khối vật liệu nên khi ánh sáng chiếu vào, vướng mắc, ngưng đọng, bị bẻ gẫy, ở các độ nông sâu, luồn lách mà trở nên đa sắc độ. Một không gian được thể hiện làm cho chúng ta có cảm giác như cô gái đang bay giữa lưng trời mà múa. 
Hay như trong tác phẩm “Điều voi”, cả một không gian đầy bão tố được tái hiện, nhờ hiệu quả của khối.
Đi săn-đình Hương Canh
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung đã viết:
“Khi mà hệ tư tưởng phong kiến thống trị, nghệ nhân ở thôn xã chỉ lắp lại những tác phẩm kinh điển và những mẫu dập khuôn của nền nghệ thuật cung đình: Rồng, Phượng, Lân, Rùa cứng nhắc trong tư thế oai nghiêm, giống hệt như những tượng thần, tiên, thể hiện theo những mẫu nước ngoài. Nhưng khi ảnh hưởng của phong kiến suy giảm, khi những phong trào nông dân ít nhiều lay chuyển xã hội truyền thống thì nghệ thuật dân gian lại nở rộ… Đời sống thâm nhập trong nghệ thuật lại giúp cho nghệ thuật thoát khỏi những mẫu mực ước lệ về nội dung cũng như về hình thức. Không một con vật nào, không một nhân vật nào, không một cảnh nào hoàn toàn giống nhau từ bức chạm này đến bức chạm khác, mặc dầu cùng thể hiện một đề tài. Tác phẩm tuy vô danh vẫn bộc lộ cá tính của tác giả, ảnh hưởng ngoại lai biến mất, nghệ thuật mang hoàn toàn tính chất nhân vật”.
Những nét khắc, nét chạm dù thô sơ hay điêu luyện cũng đều mang vẻ thanh thoát tự nhiên.
Cô gái cưỡi rồng-Đình Thổ Hà-Bắc Giang
Đấu vật-Đình Hoàng Xá
Bức chạm miêu tả cảnh hai nhân vật đấu vật động tác dứt khoát đang cố ghì nhau xuống nhưng khuôn mặt được người nghệ sĩ diễn tả một cách rất hồn nhiên và ngộ nghĩnh dường như không có sự ăn thua trong cảnh đấu vật của hai võ sĩ này. Cơ thể rõ ràng không cân xứng về tỉ lệ, xong ở đây mảng chạm tự do khoáng đạt, diễn tả hành động của hai nhân vật võ sĩ đã tạo cho bức chạm trở nên đẹp mắt, bằng những nét chạm phóng khoáng, lối tạo hình mộc mạc
Cảnh sinh hoạt những trò chơi dân gian trong dịp lễ hội là một đề tài quen thuộc trong trong nhiều di tích đình làng, cảnh chèo thuyền truyền thống thường có hai loại khác nhau: thuyền rồng và thuyền buôn. Con người được thể hiện trong thế lao động với một cườn độ cao, hình thức này khiến ta lien tưởng đến cảnh đua thuyền rồng vẫn có trong nhiều làng xã và cũng là một hình ảnh sinh hoạt ngày hội của nhiều cư dân quanh vùng ven biển.
Chèo thuyền Đình Hoành Sơn-NGhệ An (trích đoạn)
Tác phẩm là sự tổng hợp của rất nhiều mảng cong , thẳng, chéo, của những nét rạch nông sâu (có khi chỉ là nét rạch nông để tạo song nước, tạo nếp gấp lá cờ) có lúc chạm lộng, chạm bong để tạo khối sâu. Tác phẩm hiện lên một loạt những mái chèo đều tăm tắp, các thủy thủ cũng cùng dáng điệu đang ra sức bởi tay chèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mỹ thuật thời Lê Sơ-nxbmt
2.Đình Việt Nam-nxbmt
3.Vẻ đẹp đọc đáo của kiến trúc chùa keo Thái Bình-Trang Thanh Hiền&Trần Hoàng Ngân
4. một số bài viết khác trên internet.
5.Điêu khắc đình làng bắc bộ-Nguyễn Văn Cương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét