Trang

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Mỹ thuật Việt qua một số thời kỳ lịch sử (t.t)

MỸ THUẬT THỜI TÂY SƠN(1789-1802)
Lê Thị Thanh Thủy
  1. HOÀN CẢNH XÃ HỘI

Bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, ở phía Nam lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh trỗi dậy, phía Bắc vua Lê cầu viện nhà Thanh nhằm củng cố ngai vàng. Lợi dụng sự cầu viên đó, nhà Thanh đã cử Tôn Sỹ Nghị dẫn 29 vạn quân tràn vào đất Bắc (11/1788). Ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ tổ chức Lễ tế trời tại núi Bân, công bố chiếu lên ngôi, lấy niên hiệu là Quang Trung, điểm binh và tiến ra Bắc đánh đuổi quân Thanh.
Sau khi Quang Trung mất (16/9/1792), Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Ông là người có học vấn, nhưng thiếu tài “kinh luân”, nên phó mặc việc triều chính cho đại thần văn võ. Đây chính là nguyên nhân để triều Tây Sơn suy yếu và đi đến diệt vong.
Về kinh tế, chính sách kinh tế của nhà Tây Sơn vẫn xây dựng trên căn bản “trọng nông”
Về văn hóa, chính sách văn hóa đặc biệt nhất dưới thời Tây Sơn là chính sách đối với Phật giáo. Nhà Tây Sơn chủ trương chế tài đối với Phật giáo nhằm hạn chế số chùa chiền và sư sãi.
Về quân sự, nhà Tây Sơn rất trọng quân sự, quyết tâm xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu để bảo vệ đất nước. Để tiện việc kiểm soát, mỗi dân đinh đều được phát một thẻ “Thiên hạ đại tín”, ghi rõ tên họ, quê quán và điểm chỉ của người mang thẻ.
Nhờ công cuộc khai hoang phục hóa mà xã hội dần dần ổn định, đời sống nhân dân dần được cải thiện.
Sau khi Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi, ông không thể giải quyết được mọi khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, đời sống của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Thuận Hóa – Phú Xuân nói riêng lại rơi vào khó khăn.
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
  1. Chùa tây phương

Chùa xây dựng trên một khoảng đất hẹp trên đỉnh của ngọn Câu Lậu sơn, có lẽ do điều kiện khó vận chuyển vật liệu nên có thể nghĩ đến khả năng đồ sộ của công trình. Do đó, để tạo ra được một công trình mẫu mực, các kiến trúc sư dân gian dường như đã tập trung mọi cố gắng vào khai thác những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật kiến trúc gỗ.

Với bố cục mặt bằng, hình chữ Tam thật đơn giản, ba tòa nhà của chùa được dựng kiểu trùng thiềm điệp ốc. Theo thư tịch cổ ghi lại, chùa có niên đại từ thời Mạc năm 1554. Nhưng theo ghi chép trên bia Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi thì nó được trùng tu và làm lại vào đầu thế kỷ XVII (1635). Đến cuối thế kỷ XVII Tây Đô Vương Trịnh Tạc (1606-1682) lại cho phá chùa cũ dựng lại chùa mới và tam quan.

Đến đời Trịnh Uy Vương Trịnh Giang theo như ghi chép của Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung Tùy Bút, chùa được đại hưng công vào khoảng năm 1740. Tuy nhiên, cuộc đại trùng tu này vẫn chưa thực hoàn thiện, mà phải đến đầu thời Tây Sơn năm 1794 chùa Tây Phương mới có được bộ mặt như ngày nay.

Niên đại này khiến không ít nhà nghiên cứu xếp chùa Tây Phương vào mỹ thuật thời Tây Sơn, nhưng người ta cũng nhận thấy rằng kiến trúc không chỉ chùa Tây Phương mà mẫu hình của nó được hiện diện trên cả chùa Kim Liên đã làm nên nét độc đáo riêng biệt cho hai ngôi chùa hình chữ Tam này là sản phẩm của nghệ thuật thời Lê Trịnh. Cả hai ngôi chùa đều do các chúa Trịnh bỏ công trùng hưng và xây dựng qua nhiều đời. thành tựu kiến trúc của thế kỷ XVII với lối dựng các nếp nhà chồng diêm hai tầng tám mái đã được hiện diện trong các thành phần kiến trúc ở đây. Chưa kể dạng thức tàu đao mái lá rất phổ biến trong các dạng thức đình làng thế kỷ này, cũng đã được áp dụng khiến cho ba nếp chùa vừa như tĩnh tại, lại vừa như bay bổng tạo nên sự cân bằng trên đỉnh núi chênh vênh.

Quan sát kĩ thì thấy rằng tuy ba nếp chùa được dựng song hành gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng, nhưng chúng lại được liên kết với nhau bởi lớp tường bao đóng thành một khối kín, có cửa ngách thông sang hai bên.Đầu hồi của chùa Trung lùi vào khiến những đầu đao mái chùa như sinh động hơn trong nhịp điệu đã được thay đổi một cách cơ bản.


Chỉ có chùa Hạ là có 9 cửa (nhưng thường đóng), còn nếp chùa trong chỉ là kết cấu bởi những hàng cột rỗng, khiến chúng liên thông với nhau tạo nên nội thất chùa rộng và thoáng. Giữa mỗi nếp chùa này còn có một khoảng sân hẹp thông với không gian mở rộng lên trời hứng ánh sáng gọi là sân “thiên tỉnh” (giếng trời).

Ở mỗi khoảng sân này lại được thiết kế một cái bể nước khiến cho lớp gạch lót mái “sắc-không” tượng trưng cho tấm áo cà sa của đức Phật như ánh lên thứ ánh sáng muôn màu. Từ ngoài bước vào, cái cảm giác về khoảng tối như dần được mở ra khi bước qua những sân thiên tỉnh để dần vào trong, chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, thì cảm giác về thế giới Phật pháp như mở cõi lòng đến sự rộng lớn vô biên.


Kiến trúc này là sự kết hợp giữa sự phức tạp của trang trí trên các thành phần của các vì kèo và sự đơn giản của kết cấu mặt bằng. Sự đối lập tĩnh tại của các đường thẳng và sự sinh động của các mái cong, khiến cho ngôi chùa trở nên sống động một cách lạ thường.

Sự đơn giản, nhưng tinh tế của kiến trúc chữ Tam như kiến tạo nên một không gian siêu thoát đối lập sự rối ren hỗn loạn của thời thế lúc bấy giờ (thế kỷ XVII-XVIII) đã trở thành nơi con người tìm được nơi trú ngụ bình yên. Kiến trúc chữ Tam chùa Tây Phương được dựng trên non cao tĩnh lặng và cổ kính đã góp phần vào sự phong phú của kiến trúc chùa Việt Nam.
  1. Chùa kim Liên


Chùa Kim Liên vừa thờ Phật, vừa thờ công chúa Từ Hoa con vua Lý Thần Tông. Chùa được làm trên nền cũ của cung Từ Hoa vào đời Trần (1225-1413). Năm 1639, dưới triều vua Lê Thần Tông, chùa được tu sửa lại là Chùa Đại Bi. Đến thời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái (1720-1728), có vị hoà thượng tên là Huệ, nguyên là nội thị của Chúa Trịnh Đô Vương đến tu tại đây. Năm 1771 Chúa Trịnh Sâm sai dỡ Chùa Bảo Lâm tu bổ chùa này và đổi tên là Kim Liên. Năm 1792 chùa được đại tu mang dấu ấn kiến trúc thời Tây Sơn.

Cổng tam quan của Chùa Kim Liên là một kiến trúc độc đáo với hai tầng, 8 mái bằng gỗ mang màu sắc cung đình, với những bức chạm nổi trên mặt gỗ hình rồng hoa văn cực kỳ tinh xảo.

Nét độc đáo của chùa Kim Liên còn thể hiện ở tam quan mà nhìn từ xa như một cánh diều no gió đang bay khỏi lũy tre làng lên trời cao. 
Công trình Phật giáo này có ba ngôi nhà chồng diêm xếp nối tiếp nhau thành hình chữ “tam”, vừa trang nghiêm, vừa lộng lẫy, lại hòa nhập vào cây xanh và nước biếc xung quanh. Mỗi ngôi nhà đều có hai tầng, mỗi tầng bốn mái (kiểu thức mà dân gian gọi là tám mái). Kiểu thức chồng diêm này đã có từ thời Mạc, nhưng chủ yếu được dùng để xây các gác chuông. Hầu như không có ngôi chùa nào dùng kiểu kiến trúc này để xây các nhà chính như ở chùa Kim Liên. Thêm vào đó, cả bốn mặt tường chùa đều xây gạch trần mà màu sắc của gạch kết hợp với việc trổ các cửa sổ tròn hình “sắc sắc – không không” theo quan niệm Phật giáo như ở chùa Tây Phương tạo ra vẻ đẹp mộc mạc, trang nhã.



Đề tài được chạm khắc trên kiến trúc chùa Kim Liên khá đơn giản, các mảng chạm bố cục chặt chẽ, cân đối và tuân thủ theo qui luật đăng đối tạo cảm giác nhẹ nhàng.
Chùa Kim Liên được trang trí nhiều nhưng không quá dày đặc mà rải rác thoáng đãng chủ yếu là rồng ,phượng, hoa lá (cây ngô đồng và đu đủ) được chạm theo kỹ thuật chạm nông với một phong cách giàu chất hiện thực.
  1. ĐIÊU KHẮC THỜI TÂY SƠN

Mười tám pho tượng Tổ chùa Tây Phương được coi là một bộ tượng hoàn thiện nhất của điêu khắc gỗ Việt Nam trong thế kỉ 18. Các pho tượng đã thoát ra ngoài các khuôn mẫu chuẩn mực của các tượng Phật, Bồ tát, để mang lên mình nó những sáng tạo, cảm hứng sống động.
Nếu như các tượng Phật thường ở trong trạng thái Tĩnh: ngồi vững chãi trên tòa sen, mắt nhắm hờ, bất động chìm trong cõi bất khả tư nghị, các nếp áo đều phủ xuống lặng lẽ; thì các tượng Tổ chùa Tây Phương ở trong trạng thái Động: đứng, ngồi, nói, thuyết, quạt, ngoáy tai… rất sinh động phong phú, các tà áo bay tung, bước chân vững chãi… Các nghệ nhân dân gian vô danh đã thổi hồn cuộc sống vào các tượng Tổ này, hơn bất cứ pho tượng nào trong chùa.
  1. Tượng tuyết sơn đại sĩ


Trong nhiều chùa, trên bàn thờ có thể gặp một pho tượng một người cực kì gầy gò, chỉ còn da bọc xương ngồi trong một tư thế khắc khổ. Đó là tượng Tuyết Sơn.
Theo Phật giáo, thì khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lìa bỏ gia đình đi tìm con đường giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Sau đó ông đã tự mình tu tập khổ hạnh trong núi tuyết (Tuyết sơn), mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phương thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thượng đế.
Khi đó Tất Đạt Đa suy kiệt đến mức cùng cực, đúng lúc đó có một thôn nữ mang một bình sữa đi qua, thấy ông đã kiệt sức nên dâng tặng một bát sữa. Tất Đạt Đa nhận ra rằng phương thức tu ép xác khổ hạnh không phải là con đường đúng để đạt tới chính đẳng chính giác.
Ông lập tức từ bỏ phương pháp tu đó, nhẹ nhàng không vương vấn, sau đó thành đạo dưới gốc Bồ Đề, khi đó thành Phật.
Tượng Tuyết Sơn do đó mô tả Tất Đạt Đa khi đang tu khổ hạnh, tức là khi chưa chứng quả, khi còn đang “sai lầm”. Do khi đó chưa đạt quả vị Phật, nên tượng Tuyết Sơn không ngồi trên tòa sen.
Ở pho tượng này trừ phần đầu với khối căng tròn còn lại là khối lõm.với phong cách hiện thực dựa trên cơ sở nắm vững giải phẫu, tượng tuyết sơn hiện lên thâm trầm sâu lắng mà đầy biến động dữ dội bên trong.
2.Tượng di lặc

Đối lập với tượng Tuyết Sơn gầy gò da bọc xương, tượng Di Lặc béo tốt hả hê tạo thành một cặp đôi thú vị.
Nụ cười của đức Di-lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt, tâm hồn của đức Di-lặc là tâm hồn bao dung không bờ bến. Và, không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng.
Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di-lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.

3. Tổ thứ 7: bà tu mật tôn giả

Tổ thứ 7 Bà Tu Mật khi chưa xuất gia thích kết giao bạn bè, thơ ca, uống rượu, ăn mặc lịch sự. Tượng được tạc trong tư thế cung kính niệm phật, miệng đang há mở chào hỏi, cầu mong phúc cho người đối diện, quần áo trang phục chỉnh tề đẹp đẽ.dáng điệu cho ta thấy như đang thuyên giảng những chân lý sâu xa của đạo phật
4. Tổ thứ 8:Phật đà nan đề

Tổ thứ 8 Phật Đà Nan Đề, người béo tốt, lúc nào cũng ung dung tự tại. Dáng vẻ tượng rất hoan hỉ, người ngả ra sau thoải mái, tay cầm cái que đang ngoáy tai, quần áo xuề xòa buông thõng.
Khuôm mặt tượng toát lên vẻ phúc hậu với khối căng tròn đầy, óng ả .Mặt hỉ hả , miệng cười sảng khoải , cho ta thấy một cách tu hành thoải mái, toát lên một sự thông minh mềm mỏng dễ gần của một bậc trí giả.
  1. Tổ thứ 19: cưu ma la đa tôn giả


Tổ ngồi ngả ngã người rất thoải mái, với khuôn mặt hả hê cùng nhau làm toát ra tính cách lãng mạn, yêu đời, sống thật thoải mái. Tất cả đều toát lên một sự mãn nguyện.
  1. Tổ thứ 12: Xà dạ đa tôn giả



Tổ thứ 20 Xà Dạ Đa trí tuệ thâm sâu cao siêu, người đã giáo hóa được cho rất nhiều người, được tạc với một hình dạng rất cổ quái: thân thể gày gò giơ xương, tay đang cầm cái que gãi lưng có vẻ rất khó chịu khổ sở; thế nhưng đầu rất to thể hiện suy nghĩ sung mãn.

Tư thế của tượng thể hiện một dáng ngồi nhấp nhổm,đôi mắt ưu tư với những nếp nhăn có đường hướng đi xuống, khuôn măt dài xương xương in hằn những nét suy tư , cổ rướn lên tạo những hốc, ngực phơi đủ bộ xương sườn,thể hiện một cái tâm dẵn vặt không yên.Một cơ thể suy kiệt và một tinh thần nội lực mạnh mẽ.
Như vậy ta có thể thấy: Điêu khắc thời Tây Sơn mang đậm chất hiện thực, có lẽ chỉ có cách tả thực ,các nghệ nhân xưa mới chuyền tải hết được nội tâm phong phú của cá tượng phật trên con đường tìm đến với cõi niết bàn .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lịch Sử Mỹ thuật Việt Nam-Phạm thị Chỉnh
2.Nét độc đáo kiến trúc chữ tam chùa Tây Phương-Vi Phương Thảo
3.Nguồn ảnh từ internet
4.google.com
5.Phuot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét