Trang

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Phi điệp vàng – Dendrobium chrysanthum Lindl

Lá xanh quanh năm, thân rũ dài 1.50 m. Hoa to 5 cm từ 1-3 mọc ở các đốt, nở từ tháng Tư cho đến tháng 11. Có hương thơm

-Tên Việt: Phi điệp vàng
-Đồng danh: Callista chrysantha
-Mô tả: Phong lan, lá xanh quanh năm, thân rũ dài 1.50 m. Hoa to 5 cm từ 1-3 mọc ở các đốt, nở từ tháng Tư cho đến tháng 11. Có hương thơm.
-Nơi mọc: Tam Đảo, Huế, Bình Trị Thiên, Quảng Trị, Điện biên
-Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C
I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C
-Ẩm độ: 50-70%.
Thích hợp trồng trên cành cây hay mảnh gỗ.





- See more at: http://sinhvatcanh.org/phi-diep-vang-dendrobium-chrysanthum-lindl.html#sthash.fXL5RkfX.dpuf

Hoàng thảo điện biên – Dendrobium findlayanum

Thân đứng.giả hành thắt đốt. Hoa mọc ở các đốt mọc từ các đốt của thân, hoa to nở vào mùa Xuân

Hoàng thảo Chuỗi ngọc 
-Mô tả: Phong lan, thân đứng.giả hành thắt đốt. Hoa mọc ở các đốt mọc từ các đốt của thân, hoa to nở vào mùa Xuân
-Nơi mọc: Điện biên
-Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C
I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C
-Ẩm độ: 50-70%. Thích hợp trồng trên cành cây hay mảnh gỗ.





- See more at: http://sinhvatcanh.org/hoang-thao-dien-bien-dendrobium-findlayanum.html#sthash.jfL5PIYB.dpuf

Hoàng Thảo Nghệ Tâm – Dendrobium loddigesii

Phân bố ở Lào, Việt Nam nhiều ở Thái Nguyên, các tỉnh Nam Trung Quốc, Hồng Kông; trong các khu rừng lá kim nhiều rêu và ẩm ướt ở độ cao 1000 – 1500m so với mực nước biển, có mùa đông khô, mùa xuân ẩm ướt, và mùa hè.

Danh pháp hai phần: Dendrobium loddigesii
Đồng danh: Dendrobium pulchellum, Dendrobium seidelianum

Thân cây to gần chiếc đũa, dài khoảng 15 – 35cm, màu xanh-tía, thắt nhiều đốt ngắn khoảng 1-2cm, bao thân màu trắng với nhiều vân dọc. Lá thuôn nhọn, mọc so le.



Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ mát đến trung bình (20 – 30oC). Ánh sáng vừa phải. Cây rất ưa ẩm nhưng cần nghỉ một tháng mùa đông trước khi ra hoa.



Cây nở hoa vào khoảng gần cuối xuân sang đầu hè. Bông to chừng 5cm, hương thơm và lâu tàn. Hoa đơn ở mỗi mắt ngủ.




Hoàng Thảo Nghệ Tâm – Dendrobium loddigesii

- See more at: http://sinhvatcanh.org/hoang-thao-nghe-tam-dendrobium-loddigesii.html#sthash.IdTo8y1N.dpuf

Thủy tiên râu mép, môi tơ – Dendrobium brymerianum

Khác với những họ thủy tiên thông thường, loại này có gốc nhỏ, thân phình ra 1 đoạn sát gốc rồi thuôn tròn, dài lên đến ngọn, có cùng đặc điểm của thủy tiên là lá tập trung ở đỉnh, không rụng lá theo chu kỳ hàng năm, phát hoa thành chùm dài rủ xuống.

-Tên Việt: hoàng long vỹ hay hoàng thảo môi râu
-Đồng danh: Dendrobium histrionicum
-Mô tả: Phong lan rụng lá, thân cao chừng 50 cm Hoa nở vào mùa Xuân và mùa Thu, từ 1 đến 5 chiếc rất thơm nhưng mau tàn, to 5-7.5 cm, mọc từ các đốt của thân đã rụng lá
-Nơi mọc: Biên giới Hoa Việt
-Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C
I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C
Ẩm độ: 50-70%
-Cách trồng: treo nơi thoáng mát .Ghép dớn , ghép cây hay bỏ chậu chú ý để cây trong mát sau khi ra rễ mới để lan tiếp xúc với nắng .






- See more at: http://sinhvatcanh.org/thuy-tien-rau-mep-moi-to-dendrobium-brymerianum.html#sthash.BeJ220Bb.dpuf

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Mẫu chữ hán, hoành phi, câu đối nhà thờ họ thường dùng

Hoành phi câu đối là một phần nội thất trong các kiến trúc nhà thờ họ, từ đường dòng họ của các vùng miền trung, miền bắc (miền nam thì ít hơn) đặc biệt là thường xuất hiện trong các nhà thờ họ của các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Thái Bình, Nam định….. Chất liệu sử dụng của các bức hoành phi thường sử dụng là các vật liệu gỗ, đồng, còn câu đối thường dùng có thể sử dụng bằng gỗ, xi măng.
Hoành phi theo nghĩa là một tấm bằng nằm ngang là một bức thư họa nghĩa là bức tranh được vẽ bằng chữ. Hoành phi, Câu đối là một trong những loại hình văn hóa rất phổ biến ở nước ta khi được in, khắc trên giấy hay các vật liệu khác nó trở thành một sản phẩm văn hóa thú vị và khi đặt trong đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở…lại có ý nghĩa tâm linh lớn. Câu đối được gọi là Doanh thiếp 楹帖, Doanh liên 楹聯, đối liên 對聯 (một cặp câu đối xứng) Thông thường phần hoành phi câu đối thường được sử dụng bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, chữ trên câu hoành phi và câu đối màu đen, đỏ, vàng tùy vào cách phối màu của nghệ nhân. Người ta cũng có thể thay hoành phi bằng các cuốn thư với các đường nét chạm khắc tinh xảo hoặc bằng đồng đúc sẵn với ý nghĩa tương tự như hoành phi. Lựa chọn một bức hoành phi, câu đối mang ý nghĩa cho nhà thờ họ là một điều không đơn giản
Vì vậy, nhà đẹp xin sưu tầm một vài các mẫu câu đối chữ hán thường được sử dụng trong nhà thờ họ để các bạn tham khảo, các mẫu chữ hán này có thể vẫn còn nét sai nên rất mong các bạn có biết xin vui lòng gửi phản hồi giúp mình để chỉnh sửa nhé. Các bạn có đóng góp câu đối gì xin vui lòng gửi bình luận ở cuối bài chúng tôi sẽ cập nhật liên tục để mọi người cùng tham khảo nhé.

Mẫu chữ hán, hoành phi, câu đối nhà thờ họ thường dùng

Một số mẫu chữ trên Hoành phi

Chữ Hán – Nghĩa hán việt – Dịch nghĩa
  1. 万古英灵 : Vạn cổ anh linh – Muôn thủa linh thiêng
  2. 追念前恩 –  Truy niệm tiền ân – Tưởng nhớ ơn xưa
  3. 留福留摁 –  Lưu phúc lưu ân – Giữ mãi ơn phúc
  4. 海德山功 –  Hải Đức Sơn Công – Công Đức như biển như núi
  5. 德旒光 –  Đức Lưu quang – Đức độ toả sáng
  6. 福来成 –  Phúc lai thành – Phúc sẽ tạo nên
  7. 福满堂 –  Phúc mãn đường – Phúc đầy nhà
  8. 饮河思源 –  Ẩm hà tư nguyên –  Uống nước nhớ nguồn
  9. 克昌厥後 –  Khắc xương quyết hậu –  May mắn cho đời sau
  10. 百忍泰和 –  Bách nhẫn thái hoà –  Trăm điều nhịn, giữ hoà khí
  11. 五福临门 –  Ngũ Phúc lâm môn –  Năm Phúc vào cửa
  12. 忠厚家声 –  Trung hậu gia thanh –  Nếp nhà trung hậu
  13. 永绵世择 –  Vĩnh miên thế trạch –  Ân trạch kéo dài
  14. 元遠長留 –  Nguyên viễn trường lưu –  Nguồn xa dòng dài
  15. 萬古長春 –  Vạn cổ trường xuân –  Muôn thủa còn tươi
  16. 福禄寿成 –  Phúc Lộc Thọ thành
  17. 兰桂腾芳 –  Lan quế đằng phương –  Cháu con đông đúc
  18. 後後無終 –  Hậu hậu vô chung –  Nối dài không dứt
  19. 家门康泰 –  Gia môn khang thái –  Cửa nhà yên vui
  20. 僧财进禄 –  Tăng tài tiến lộc –  Hưởng nhiều tài lộc
  21. 有開必先 –  Hữu khai tất tiên –  Hiển danh nhờ tổ
  22. 光前裕後 –  Quang tiền dụ hậu –  Rạng đời trước, sáng cho sau
  23. 好光明 –  Hảo quang minh –  Tốt đẹp sáng tươi
  24. 百世不偏 –  Bách thế bất thiên –  Không bao giờ thiên lệch
  25. 孝德忠仁 –  Hiếu Đức Trung Nhân
  26. 高密肇基 –  Cao Mật triệu cơ –  Nơi phát tích là Cao Mật
  27. 家和萬事興 –  Gia hòa vạn sự hưng
  28. 蛟龍得水 –  Giao long đắc Thủy –  Như Rồng gặp nước

Một số mẫu câu đối trong nhà thờ họ ( sưu tầm)

1. Chữ và âm Hán
德大教傢祖宗盛
功膏開地後世長
Đức đại giáo gia tổ tiên thịnh,
Công cao khai địa hậu thế trường.
Dịch Nghĩa
Công cao mở đất lưu hậu thế
Đức cả rèn con rạng tổ tông.
2. Chữ và âm Hán
本根色彩於花叶
祖考蜻神在子孙
Bản căn sắc thái ư hoa diệp
Tổ khảo tinh thần tại tử tôn
Dịch Nghĩa
Sắc thái cội cành thể hiện ở hoa lá
Tinh thần tổ tiên trường tồn trong cháu con
3. Chữ và âm Hán
有開必先明德者遠矣
克昌厥後继嗣其煌之
Hữu khai tất tiên, minh đức giả viễn hỹ
Khắc xương quyết hậu, kế tự kỳ hoàng chi
Dịch Nghĩa
Lớp trước mở mang, đức sáng lưu truyền vĩnh viễn,
Đời sau tiếp nối, phúc cao thừa kế huy hoàng.
4. Chữ và âm Hán
木出千枝由有本
水流萬派溯從源
Mộc xuất thiên chi do hữu bản,
Thuỷ lưu vạn phái tố tòng nguyên
Dịch Nghĩa
Cây chung nghìn nhánh sinh từ gốc
Nước chẩy muôn dòng phát tại nguồn
5. Chữ và âm Hán
梓里份鄉偯旧而江山僧媚
松窗菊徑归来之景色添春
Tử lý phần hương y cựu nhi giang sơn tăng mỵ
Tùng song cúc kính quy lai chi cảnh sắc thiêm xuân
Dịch Nghĩa
Sông núi quê xưa thêm vẻ đẹp,
Cúc tùng cành mới đượm mầu Xuân
6. Chữ và âm Hán
欲求保安于後裔
須凭感格於先灵
Dục cầu bảo an vu hậu duệ
Tu bằng cảm cách ư tiên linh
Dịch Nghĩa
Nhờ Tiên tổ anh linh phù hộ
Dìu cháu con tiến bộ trưởng thành
7. Chữ và âm Hán
百世本枝承旧荫
千秋香火壮新基
Bách thế bản chi thừa cựu ấm
Thiên thu hương hoả tráng tân cơ
Dịch Nghĩa
Phúc xưa dày, lưu gốc cành muôn thủa
Nền nay vững, để hương khói nghìn thu
8. Chữ và âm Hán
德承先祖千年盛
愊荫兒孙百世荣
Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
Phúc ấm nhi tôn bách thế gia
Dịch Nghĩa
Tổ tiên tích Đức ngàn năm thịnh
Con cháu nhờ ơn vạn đại vinh.
9. Chữ và âm Hán
族姓贵尊萬代長存名继盛
祖堂灵拜千年恒在德流光
Tộc tính quý tôn, vạn đại trường tồn danh kế thịnh
Tổ đường linh bái, thiên niên hắng tại đức lưu quang.
Dịch Nghĩa
Họ hàng tôn quý, công danh muôn thủa chẳng phai mờ
Tổ miếu linh thiêng, phúc đức ngàn thu còn toả sáng
10. Chữ và âm Hán
祖德永垂千载盛
家风咸乐四时春
Tổ đức vĩnh thuỳ thiên tải thịnh
Gia phong hàm lạc tứ thời xuân
Dịch Nghĩa
Đức Tổ dài lâu muôn đời thịnh
Nếp nhà đầm ấm bốn mùa Xuân.
11. Chữ và âm Hán
木本水源千古念
天经地义百年心
Mộc bản thuỷ nguyên thiên cổ niệm
Thiên kinh địa nghĩa bách niên tâm
12. Chữ và âm Hán
萬古功成名顯达
千秋德盛姓繁荣
Vạn cổ công thành danh hiển đạt
Thiên thu đức thịnh tính phồn vinh
13. Chữ và âm Hán
山高莫狀生成德
海闊難酬鞠育恩
Sơn cao mạc trạng sinh thành đức;
Hải khoát nan thù cúc dục ân.
14. Chữ và âm Hán
义仁积聚千年盛
福德栽培萬代亨
Nghĩa nhân tích tụ thiên niên thịnh
Phúc đức tài bồi vạn đại hanh
15. Chữ và âm Hán
父母恩义存天地
祖考蜻神在子孙
Phụ mẫu ân nghĩa tồn thiên địa
Tổ khảo tinh thần tại tử tôn
16. Chữ và âm Hán
上不负先祖贻流之庆
下足为後人瞻仰之标
Thượng bất phụ tiên tổ di lưu chi khánh
Hạ túc vi hậu nhân chiêm ngưỡng chi tiêu
Dịch
Trên nối nghiệp Tổ tiên truyền lại,
Dưới nêu gương con cháu noi theo.
17. Chữ và âm Hán
鞠育恩深东海大
生成义重泰山膏
Cúc dục ân thâm Đông hải đại
Sinh thành nghĩa trọng Thái sơn cao
18. Chữ và âm Hán
山水蜻高春不盡
神仙樂趣境長生
Sơn thủy thanh cao Xuân bất tận,
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
19. Chữ và âm Hán
象山德基門戶詩禮憑舊蔭
郁江人脈亭皆芝玉惹莘香
Tượng Sơn đức cơ môn hộ thi lễ bằng cựu ấm,
Úc Giang nhân mạch đình giai chi ngọc nhạ tân hương.
Núi Voi xây nền đức, gia tộc dòng dõi bởi nhờ ơn đời trước,
Sông Úc tạo nguồn nhân, cả nhà giỏi tài vì sức gắng lớp sau
20. Chữ và âm Hán
山高莫狀生成德
海闊難酬鞠育恩
Sơn cao mạc trạng sinh thành Đức
Hải khoát nan thù cúc dục Ân
21. Chữ và âm Hán
先祖芳名留國史
子宗積學繼家風
Tiên Tổ phương danh lưu Quốc sử
Tử tôn tích học kế Gia phong
22. Chữ và âm Hán
祖昔培基功騰山高千古仰
于今衍派澤同海濬億年知
Tổ tích bồi cơ, công đằng sơn cao thiên cổ ngưỡng,
Vu kim diễn phái, trạch đồng hải tuấn ức niên tri.
Tổ tiên xưa xây nền, công cao tựa núi, nghìn thủa ngưỡng trông,
Con cháu nay lớn mạnh, ơn sâu như bể, muôn năm ghi nhớ.
23. Chữ và âm Hán
福生富貴家亭盛
祿進榮華子宗興
Phúc sinh phú quý Gia đường thịnh,
Lộc tiến Vinh hoa Tử Tôn hưng.
24. Chữ và âm Hán
學海有神先祖望
書山生聖子孙明
Học hải hữu Thần Tiên tổ vọng,
Thư sơn sinh Thánh tử tôn minh.
25. Chữ và âm Hán
長存事業恩先祖
永福基圖義子孙
Trường tồn sự nghiệp ơn Tiên tổ,
Vĩnh phúc cơ đồ nghĩa cháu con.
26. Chữ và âm Hán
祖功開地光前代
宗德栽培喻后昆
Tổ công khai địa quang tiền đại;
Tông đức tài bồi dụ hậu côn.
Tổ tiên công lao vang đời trước
Ông cha đức trí tích lớp sau
27. Chữ và âm Hán
功在香村名在譜
福留孙子德留民
Công tại Hương thôn, danh tại phả;
Phúc lưu tôn tử, đức lưu dân.
Dưới đây chúng tôi xin gửi tới các bạn một vài mẫu hoành phi câu đối để các bạn có thể tham khảo để các bạn biết được thế nào là hoành phi, thế nào là câu đối.
cuốn thư câu đối
cuốn thư câu đối
Phần hoành phi được thay thế bằng cuốn thư
hoành phi câu đối
hoành phi câu đối
Nội thất bàn thờ
Nội thất bàn thờ
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo do chúng tôi sưu tầm nhé. Rất mong bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào trong công cuộc thiết kế thi công nhà thờ, từ đường dòng họ.

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Tưới nước và phòng trị bệnh cho cây Mai

NƯỚC TƯỚI VỚI CÂY MAI

I/ Vai trò của nước trong đời sống cây trồng: Trong tự nhiên, nếu không có nước thì không có sự sống kể cả con người, động vật , thực vật và cả những sinh vật bé nhỏ như vi khuẩn…Ai có trồng tỉa thì cũng đều biết nước đóng vai trò bậc nhất đối với cây trồng. Một cây nếu thiếu phân bón chỉ suy dinh dưỡng chứ khó có thể chết được nhưng chỉ cần khô nước tuỳ loại cây với một thời gian nào đó thì khó có thể tồn tại được. Như vậy nước ảnh hưởng chính đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Nước có trong đất và độ ẩm của không khí . Nếu không có nước thì cây không thể thực hiện quang hợp được. Cây hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây, nhờ đó tế bào mới có thể trao đổi chất được bình thường. Trong các loại cây từ thân mộc đến thân thảo có chứa từ 60%-90% nước trong cây.

Với kinh nghiệm vàng của ông cha ta trong việc trồng tỉa là “nhất thuỷ , nhì phân , tam cần , tứ giống” quả thật là chính xác. Như vậy , ta thấy nước đóng vai trò chính cho sự tồn tại của cây.

II /Mai hấp thụ nước thế nào?

-Nước dùng để tưới không phải là nước nguyên chất mà trong đó nó hoà tan rất nhiều, rất nhiều chất khác như các muối khoáng, chất hữu cơ, các loại vi khuẩn…mỗi một chất hoà tan đều có một nồng độ cho phép thì mới sử dụng để tưới cây được, nếu những chất nầy vượt quá thì nước ở dưới dạng ô nhiễm, tuỳ theo sự ô nhiễm nhiều ít, ô nhiễm chất gì mà có cây chịu đựng được, có cây không chịu được Sự hoà tan các chất trong nước cũng quyết định độ PH (tính acide hay bazơ) của nước.

Trồng cây ta dùng nước để tưới , nước nầy tuỳ thuộc vào điều kiện có được ở từng nơi như ở thành phố chỉ dùng nước máy (thuỷ cục), người ở đất giồng , đất gò cao thì phải dùng nước giếng , người ở đồng ruộng thì dùng nước ao hồ, nước sông tưới cây Các loại nước có những đặc điểm riêng:

- Nước mưa rất tốt cho cây trồng nhưng ta không thể dự trử nước để tưới cây cho cả năm. Tuy nhiên hiện nay các vùng gần khu công nghiệp ngay cả nước mưa cũng bị ô nhiễm nhất là nước có tính acide nhưng cũng không cao lắm.

-Nước ao hồ thường là nước mưa đọng lại , loại nước nầy có hoà tan thêm một số khoáng chất có trong đất, nước ao cũng thường có thêm một số tảo phát triển trong nước và cả số vi khuẩn mang lại mầm bệnh cho cây.

- Nước sông cũng tương tự như nước ao, tuy nhiên có thêm phù sa rất thích hợp cho cây nhưng khi sử dụng nên kiểm tra có bị nhiễm mặn hoặc có bị ô nhiễm nước thải khu công nghiệp không. Các vùng miền gần sông Tiền, sông Hậu dùng nước sông tưới rất tốt.

- Nước giếng : Nước giếng chứa rất nhiều chất khoáng không thích hợp cho cây lắm , nhất là nước giếng khoan thì độ PH không ổn định lắm, nó tăng giảm bất thường ngay trong một ngày , mùa nắng và mùa mưa có độ PH khác nhau nên khi sử dụng phải thường xuyên kiểm tra và hiện nay khu vực TP Hồ Chí Minh nhiều giếng khoan bị nhiễm mặn hoặc phèn. Trồng mai chỉ khi nào không có nguồn nước khác mới nên tưới nước giếng.

- Nước máy (nước do thủy cục cấp) an toàn về chất lượng nhưng trong nước có chứa Clor (nước Javel) để khử trùng, nếu tưới trực tiếp không tốt lắm ( lan tưới trực tiếp có lúc rễ bị hư). Nước máy phải chứa trong lu vại sau 24 giờ tưới thì tốt hơn và nếu cho thêm một ít phân hữu cơ, vỏ trái cây, lá cây…thì độ PH xuống thấp hơn rất tốt cho mai.

III/Các biện pháp sử lý nước:

Tuỳ theo điều kiện nơi ở nguồn nước đang có mà ta sử dụng để tưới cây, nếu ở TP chắc chắn phải dùng nước máy, ở ngoại thành phải dùng nước giếng và nông thôn phải dùng nước hồ ao sông ngòi để tưới cây. Các bạn trồng ít để giải trí, làm cảnh thì không khó khăn lắm chỉ cần sử lý nguồn nước để tưới là được nhưng có ý định lập một vườn mai thì việc đầu tiên là phải đánh giá lại nguồn nước đang có và trong tương lai nó thế nào rồi mới quyết định có nên lập vườn hay không.

- Nước tưới mai theo kinh nghiệm nhiều người trồng thì sử dụng tốt nhất có độ PH vào khoảng 6 đến 6,5 (chưa thấy có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề nầy) . Có thể dùng cuộn giấy PH để thử (mua ở các nơi bán hoá chất )Trong trường hợp độ PH quá cao hoặc quá thấp ta có thể dùng tác nhân hoá học để điều chỉnh cho thích hợp . Có thể ngâm thêm vỏ trái cây, lá cây, đầu tôm xương cá hay một ít phân hữu cơ để hạ độ PH , vôi bột hoặc soda (carbonat de soude ) Sulfat sắt (FeSO4) để tăng độ PH , Sau khi điều chỉnh phải thử lại cho phù hợp rồi mới sử dụng.

-Trường hợp sử dụng nước máy để tưới mai trực tiếp ta có thể chế tạo ra bộ lọc bằng than hoạt tính rất đơn giản , rẻ tiền để sử dụng trực tiếp từ nguồn nước . (Xin xem phần hướng dẫn chế tạo ống lọc trong phần cuối bài viết)

- Trong trường hợp ta không có cách nào để sử lý nước thì quan sát xem các loại cây ăn trái, kiểng khu vực ở của mình trồng dưới đất có phát triển không, nếu có thì ta sử dụng nguồn nước bị nhiễm ấy tưới “cầm hơi” cho mai trong khi chờ mưa đến nhưng các bạn chỉ được tưới với liều lượng ít và tưới dưới góc mà thôi (tuyệt đối không được tưới trên tán cây) và không được tỉa tán cây, lúc nào cũng phải giử bộ lá nhiều để giải độc cho cây.

IV/ Tưới mai:

Để tưới mai có kết quả ta thử tìm hiểu đặc tính của bộ rễ mai trước để sau đó tưới cây một cách thích hợp nhất: Mai có bộ rễ có các đặc tính như:

Rễ trụ : Rễ có hình trụ ( nhỏ dần) cắm thẳng xuống dất (còn gọi là rễ đuôi chuột), sự phát triển của rễ phụ thuộc nhiều vào môi trường sinh sống của cây.

- Nếu cây mọc trên đất gò, đất giồng có tầng nước thấp thì rễ xuống rất sâu gần đến vùng có ẩm cao thì rễ chia ra nhiều chi nhỏ (rễ con) đầu rễ con co nhiều lông hút để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ không phát triển trong tầng nước ngầm.

- Nếu trồng trên đất thịt, đất phù sa có tầng nước ngầm cao hay thường bị ẩm ướt thì rễ cái ra khỏi gốc một khoảng ngắn thì phân hoá thành nhiều rễ nhỏ phía trên tầng đất bị thường xuyên ẩm ướt.

- Rễ mai không phát triển được tại tầng đất luôn ẩm ướt, trường hợp nước ngập lên một phần bộ rễ thì một thời gian ngắn phần đó bị hư tầng lông hút .

- Nếu rễ mai bị kéo lên khỏi mặt đất , tầng lông hút của rễ bị khô và một thời gian sau cả phần lộ trên đất của rễ cũng bị hư.

- Trồng mai trong chậu , nếu chất trồng là hổn hợp tro trấu +… thì rễ cám phát triển rất nhanh , một thời gian thì rễ bít kín hết chậu nhất là ngoài thành chậu, nếu trồng bằng đất thịt, đất sét thì rễ cám phát triển ít hơn

- Rễ mai sẽ phát triển nhiều về hướng có phân bón và có ẩm cao

Từ những đặc tính ấy ta chú ý là không được để mai bị úng nước nhiều ngày. Khi trồng vùng đất thấp có nước ngập chân phải lên líp và đánh mương thoát nước. Trồng trên đất cao , mùa nắng phải be bờ quanh gốc để tưới cây.

Như vậy khi tưới mai trong chậu phải tưới như thế nào? Tưới mai tốt nhất dùng vòi sen có điều chỉnh áp lực nước được, khi tưới không nên xịt với áp lực lớn vào gốc mai một phần đất trồng bị văng ra và một số rễ nhỏ bị tổn thương. .

- Nếu mai trồng trong đất xốp đễ thoát nước như hổn hợp xơ dừa, tro trấu, phân bò… thì tưới dưới áp lực nhỏ , tưới đều khắp mặt châu liệu nước thắm đều là được. Trường hợp trồng bằng loại đất xốp nầy nước rút rất nhanh , chậu mau bị khô nên phải kiểm tra thường xuyên chậu, tháng nắng và có nhiều gió phải tưới ít nhất mỗi ngày 2 lần

- Nếu mai trồng trong đất thịt, đất phù sa hoặc các chất độn làm thông thoáng khác khi tưới nước rút chậm , khi tưới phải tưới làm hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 10 phút. Lần đầu tưới cho nước ngập mặt đất trong chậu độ 1 cm, lần sau tưới với liều lượng liệu sao cho ướt hết đất trong chậu là được

- Nếu đất trồng là đất sét, phù sa không có độn thêm chất làm thông thoáng thì cũng phải tưới 2 lần , lần đầu tưới ngập tới miệng chậu, khi nước trong chậu rút hết tưới lại lần nữa

Làm cách nào biết nước tưới đủ . Chỉ cần quan sát vị trí lổ thoát nước của chậu. Sau khi tươi xong nếu không thấy nước thoát ra là biết ta tưới chưa đủ nước. Nếu một ít nước thoát ra là tưới đủ nước và nước ra quá nhiều là nước bị dư. Ta cũng coi chừng trường hợp khối đất trồng bị nén cứng , khi tưới đất theo thành chậu thoát hết ra ngoài làm cây bị thiếu nước.

Thời gian tưới nước: Chỉ tưới cây khi mặt đất trong chậu bị khô

- Mùa nắng nóng : tưới sáng sớm trước 9 giờ, chiều tưới từ 4 giờ và trước 5 giờ. Lúc nhiệt độ cao không nên tưới vào buổi trưa có thể làm cây bị tổn thương

- Mùa lạnh nên tưới vào khoảng 2giờ đến 3 giờ chiều

-Khu vực có không khí khô ở miền Trung (Từ Phan Rang trở ra) khi tưới nên tưới trùm lên tán lá để giảm nhiệt độ, làm tăng độ ẩm trong không khí và rửa sạch bụi trên lá tạo điều kiện cho sự quang hợp tốt hơn

- Tưới nước nhiều trong thời kỳ sinh trưởng mạnh.

- Khi hoa nở nên tưới ít , nếu tưới nhiều quá hoa sẽ dễ rụng

- Không tưới qua nhiều làm nước thoát ra khỏi chậu mang theo cả phân bón rất lãng phí..

- Kiểm tra thường xuyên lổ thoát nước của chậu, lổ bị bít phải thông ngay

Chú ý: Nếu chậu luôn ẩm ướt do mưa dầm hoặc người trồng tưới liên tục qua nhiều nước, rễ không thông thoáng làm ức chế hô hấp của rễ, một số vi khuẩn yếm khí phát triển thì một phần lớn lông hút của rễ bị hư, cây không hấp thu được nước và chất dinh dưỡng được bao nhiêu , cây không phát triển nữa (cũng không chết nếu bộ rễ không hư hết), Trường hợp nầy gọi là “hạn sinh học” người trồng mai không được bón phân nữa có thể làm chết cây. Phải giảm nước tưới trong chậu , dùng cây nhọn xâm nhiều lỗ cho đất được thông thoáng, phun phân bón lá và chờ cây hồi sức lại ..Khi thuận lợi thì thay đất trồng cho cây.

V/ Bài học kinh nghiệm của bản thân:

Một bài học mà tôi không bao giờ quên được xin trình bày ra để các bạn rút kinh nghiệm :

Khu nhà tôi ở trên đất Giồng cao, chỉ cần đào từ 5 dm đến 10 dm thì gặp lớp đá ong non, trước đây sử dụng nước giếng đào để ăn uống, tưới cây rất tốt. Sau đó lại co một giếng khoan , lúc đầu nước có phèn nhiều hơn giếng đào nhưng sử dụng một thời gian thì nước tốt không thua nước giếng đào. Nước sinh hoạt, tưới cây đều sử dụng giếng khoan nầy. Cây phát triển tốt lắm nhưng được vài năm thì thấy cây hình như bị bệnh, một số đọt non mới ra bị quéo lại, cây tỉa tán , cắt cành phát triển lại rất yếu, tôi cứ nghĩ nó bị bệnh nên phun thuốc cây vẫn như thế, mỗi ngày một tệ hơn. Sau Tết cách đây hơn hai năm tôi tỉa tán lá một số cây, cắt ngắn để tạo dáng lại một số cây khác và cũng dùng nước ấy tưới , hơn hai tháng sau thì những cây tỉa tán phát triển rất yếu hoặc chết từng cành , còn những cây cắt ngắn tạo dáng lại thì chết gần hết , cứ ngỡ là mai bị bệnh lại phun thuốc rồi lại phun thuốc diễn biến càng xâu hơn…May thay trời mưa liên tiếp nhiều đám,một số mai chưa chết lại bung tược non… từ đó tôi mới “ngộ” ra rằng thủ phạm chính làm mai chết chính là nước giếng mà tôi đã dùng để tưới mai. Nước giếng đã nhiễm phèn , mặn hay chất gì đó….mà tôi không để ý. Cuối cùng thì tôi mất hơn 20 cây và một số cây khác bị èo uột , mất sức mà tôi dưỡng hơn hai năm nay vẫn chưa phục hồi được như trước đó. Tôi hiện đang sử dụng nước máy để tưới từ lúc ấy và sử dụng bộ lọc tự chế , kết quả rất khả quan . Xin được phép phổ biến để các bạn tham khảo

BỘ LỌC NƯỚC MÁY

Dụng cụ gồm có : 1 ống nhựa 90 mm , 2 đầu 90 mm ra 27 mm. 2 kg than hoạt tính, Xin hoặc mua một ít đá san hô loại vụn nhỏ ( không nhỏ hơn đầu ngón tay út) khi chế tác đá cảnh loại ra , Một ít vải mùng tuynh cũ. Cách chế như sau:

Dùng 2 lớp vải mùng gói than hoạt tính ( hay may thành cái túi rồi để than hoạt tính vào) đưa vào ống nhựa, Làm như vậy tương tự cho đá san hô đặt vào đầu kia. Dán 2 đầu ống lại sao cho than hoạt tính và đá san hô vừa kín ống. Bên đầu chứa than cho nước vào, lấy nước ra từ đầu đá san hô qua ống nhựa đến bộ phận vòi sen có van điều chỉnh áp lực. Khi tưới ta chỉnh áp lực để nước ra vừa phải, toàn bộ mùi Clor sẽ không còn nữa. Ta sử dụng cho đến khi nào mà chỉnh nước ra ít mà có mùi Clor thì lúc ấy ta chỉ cần thay than hoạt tính. Bộ lọc như vậy chưa đến 50 ngàn đồng. Than hoạt tính có thể mua ở chơ Kim Biên giá từ 7 ngàn đồng đến 10 ngàn đồng một ký (loại chế biến từ gáo dừa ở Bến Tre), nếu dùng than hoạt tính như than đá nhập từ nước ngoài thì hơi mắc.

Cũng có thể làm bộ lọc để lọc nước giếng có phèn, hoặc nhiễm chất hữu cơ (ít thôi) cần phải mua thêm một số hạt nhựa trao đổi ion có bán tại các cửa hàng bán bộ phận lọc nước (đặt ở giữa than và đá)

Tất cả các điều tôi trình bày trên đều xuất phát từ kinh nghiệm lao động thực tế, có tham khảo một số ý kiến của một số tác giả có sách nói về mai , một số bạn bè có kinh nghiệm trồng mai , tất cả tôi đều kiểm nghiệm lại trên những cây mai của mình. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, còn nhiều chủ quan. Rất mong và rất mong các bạn góp ý thêm cho hoàn chỉnh hơn. Xin cám ơn các bạn nhiều.

****************************
SÂU BỆNH & THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VỚI CÂY MAI
I. SÂU BỆNH CỦA MAI:

1/ Mai ngoài thiên nhiên:

Nếu quan sát một cây mai ngoài thiên nhiên ta thấy nó rất ít bị sâu bệnh. Sau khi trổ hoa mấy ngày Tết thì gặp trời nắng, đất hãy còn ẩm nhiều nên mai vẫn phát triển lá và nuôi cho hạt già đi để duy trì nòi giống. . Qua tháng hai, tháng ba trời nắng nhiều, đất khô cây có thể rụng bớt lá để giảm thoát hơi nước và đứng chờ … những cơn mưa vào cuối tháng ba đầu tháng tư. Cây lại phát triển xanh tươi. Trong tự nhiên mai sống trên đất có hệ thống rễ trụ cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng tự nhiên một cách cân đối. Sâu rầy, nấm bệnh cũng có nhưng sức đề kháng cao nên không thấy cây nào bị chết cả, các loại rong rêu bám vào cây mùa mưa năm trước gặp trời nắng khô cũng bong tróc ra khỏi cây…

2/ Mai vườn, mai chậu vì sao dễ bị sâu bệnh ?

a- Mai trồng dưới dạng vườn thường trồng dày đặc và cùng loại nên:

+ Sự dày đặc làm cho không khí trong vườn không thông thoáng , độ ẩm cao.

+ Cây cùng loại, nên bệnh rất dễ lây lan từ cây nầy qua cây khác rất nhanh.

b - Mai phát triển dựa vào phân bón:

+ Phân hữu cơ cân đối được các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng nhưng bao giờ cũng mang theo một ít mầm bệnh cho cây.

+ Phân vô cơ có tác dụng nhanh nhưng không đủ các nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây.

+ Nước tưới không đúng với nhu cầu sinh lý của cây

c - Sự thúc ép của con người với cây mai quá lớn

+ Lúc nào mai cũng có thể được phun thuốc kích thích, phân bón lá, thuốc sâu rầy làm xáo trộn các đặc tính sinh lý của mai, từ đó tính đề kháng với sâu bệnh của mai giảm dần , mai có thể nhận các bệnh do môi trường mang tới.

+ Tỉa cành, tạo dáng cho cây thì bao nhiêu chất dinh dưỡng của cây bị mất, Sự tạo dáng, thế làm các mạch nhựa bị uốn cong cản trở đường dẫn nhựa.

3/ Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây mai :

Có thể tạm chia ra làm ba loại chính : Sâu và bọ hút chích (côn trùng) – Nấm bệnh (vi khuẩn) và do người trồng gây ra

A/ Sâu và bọ hút – chích:

Mai thường bị các loại sâu tấn công như: sâu tơ, sâu nái và sâu đục thân….:

- Sâu là một đối tượng có hại cho cây mai nhất là trong giai đoạn mai ra lá non, đọt non, nó làm gián đoạn cho sự phát triển thân và cành của mai. Trên cây mai thường có thể có nhiều loại nhưng thông thường thì có loại sâu tơ có màu xanh nhạt , trên lưng có sọc theo chiều dọc, đầu màu đen , chúng nhả tơ quấn lấy các lá non và ăn cho đến lúc hết lá trên đọt. Trong trường hợp nầy , nếu ít thì ta nhanh tay lặt bỏ các ngọn bị sâu hoặc bắt sâu , nếu nhiều thì phải phun thuốc diệt sâu, nếu để chậm thì cây sẽ bị xơ xác và Tết hoa không còn đẹp. Loại sâu nầy rất dễ trị vì nó không trốn như các loại côn trùng khác . Trị sâu có thể phun các loại thuốc thông thường có hoạt chất Abamectin , Cypermethrin.

-Ngoài loại sâu tơ ta cũng thường gặp nhiều loại sâu khác nhất là sâu nái, loại nầy lớn hơn sâu tơ rất nhiều, nó có màu khó phân biệt với lá mai non khi còn nhỏ, lớn lên thường đổi qua màu nâu. Ta cũng có thể dùng các loại thuốc thông thường để trừ loại sâu nầy .

-Sâu đục thân: Đó là lọai sâu do bướm đẻ trứng bên ngòai cây, sau khi nở thì sâu khóet lỗ ở thân và chui vào bên trong sống với thức ăn là ruột cây, nhựa cây. Chất bổ dưỡng cho cây đã bị sâu “sơi” hết nên nhánh cây đó bị suy dinh dưỡng và nặng hơn sẽ bị khô héo đi. Khi thấy nhánh héo ta tìm sẽ thấy một hai lỗ nhỏ trên nhánh, bẻ ra thì bên trong một phần bị trống và có cả thủ phạm rất “mượt mà” ở trong đó nữa. Nếu không phải là nhánh nhỏ mà thân chính thì cây rất dễ bị chết luôn. Kinh nghiệm cho thấy, cây nào bón nhiều phân hữu cơ nhất là bánh dầu thì rất dễ bị sâu đục thân hơn. Ta nên chú ý khi thấy tự nhiên trên thân cây nhảy ra một tược non thì nên xem bên trên nó có hiện tượng sâu đục thân không !? Sâu đục thân cũng rất dễ trị, chỉ cần dùng thuốc lưu dẫn Basudin chôn sâu dưới đất một ít thì ngừa hoặc trị được sâu đục thân. Khi bón phân bánh dầu thường kèm thêm một ít Basudin thì rất an tòan vì khi bánh dầu phân hủy không bị côn trùng, trùn đất ăn và sâu đục thân cũng rất ít xuất hiện. Sâu đục thân có thể làm chết cả cây mai và nguy hiễm nhất đối với những cây mai đã tạo được dáng thế hòan chỉnh. Chỉ cần sâu đục thân “thanh toán” đi một cành thì làm sai đi bố cục của cây, cây không còn giá trị nữa. Không dễ dàng gì ta tạo được cành mới tương xứng với cành bị sâu. Chú ý nhiều nhất trong giai đoạn cuối mùa mưa , đầu mùa nắng.

-Rầy bông: loại rầy nầy rất khó trừ và nguy hiễm nếu để chúng tràn ngập thì có thể làm cho cây chết. Lúc đầu chỉ một ít bám vào đọt non hút nhựa, sau một thời gian ngắn, chúng phát triển rất nhanh với số lượng lớn và bám đầy cây mai nhất là ở các đọt non. Để phòng trừ loại rầy bông khi thấy đọt non nào bị rầy bu, bám thì phải cắt ngay đọt đó đem ra xa rồi đốt cháy. Xịt thuốc trên diện rộng, 3 ngày sau xịt lần 2 và 5 ngày sau thì xịt lần ba mới mong tiêu diệt chúng được. Ngoài rầy bông ra mai còn có cả rầy đen nữa loại nầy khi chúng tấn công mai thì trên lá xuất hiện nhiều muội đen là giảm đi sư quang hợp của cây

Để phòng ngừa sâu rầy thì mỗi năm nên xịt thuốc ngừa từ 3 đến 4 lần trên diện rộng và nhất là trong giai đoạn mưa dầm, trời u ám. Các loại hoạt chất: Dimethoate ,Azadirachtin có khả năng trị được các loại rầy

-Bọ trĩ (còn gọi rầy lửa )

Đây là loại côn trùng rất nhỏ rất khó thấy (không quá 1mm)chúng di chuyển nhanh, vì ban ngày chúng thường ẩn núp trong vỏ cây, gốc cây và ngay cả dưới đất . Chúng thường xuất hiện khi mai ra đọt non , di chuyển từ cây nầy qua cây khác và đẻ trứng vào đọt cây, vài ngày sau trứng nở ra bù lạch ấu trùng. Cả con lớn và con ấu trùng đều chích hút nhựa trên lá non, tạo ra những vết trắng nhỏ li ti, những lá nầy mất dần chất dinh dưỡng , không phát triển bình thường được, mép lá uốn cong lên (quéo lá), lá bị khô cứng , cây sẽ bị mất sức rất nhiều. Bọ trĩ thường phát triển mạnh sau Tết (mùa nắng nhiều) và giảm dần trong mùa mưa.

Để phòng và trị bọ trĩ ta có thể :

-Tưới nước bằng vòi xịt mạnh trên tán cây đề làm giảm đi mật độ bù lạch trên cây (có làm thử một số bọ trĩ bị rơi mất nhưng không biết được chúng có chết không hay trở lại cây).

-Phun thuốc đặc trị loại hút chích có hoạt chất như Imidaclorid , Fipronil Abamectin , thuốc pha đúng sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Cũng xin lưu ý thêm là loại nầy rất dễ quen (lờn) thuốc, khi phun vài ba lần một loại thuốc nào thì nên đổi phun các loại thuốc khác, nếu tiếp tục phun một loại thì không còn tác dụng nữa (xin xem lại trong phần thuốc BVTV)

-Nhện đỏ:

Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus sp, chúng rất nhỏ (<1mm) nhưng gây hại rất nhiều cho các loại rau màu, hoa kiểng. Nhện có hình bầu dục , có 8 chân, khi mới nở có màu xanh nhạt, lớn lên chúng chuyển dần sang màu vàng, hồng rồi đỏ. Nhện đỏ phát triển và phá hoại nhiều nhất trong mùa mưa (cao điểm tháng 8 âm lịch)và cả con lớn và con non thường bu bám chích hút trên bề mặt lá, cạp biểu bì của lá nhất là lá bước vào giai đoạn trưởng thành trở đi . Lá bị nhện đỏ chích hút bị lấm tấm như bụi cám, sau đó chuyển sang màu xanh đen và nâu hơi đậm và đôi khi lá có thể phồng lên như bánh tráng. Nhện đỏ gây hại làm lá giảm sự quang hợp , lá già nhanh có thể bị rụng sớm làm hoa nở sớn hoặc ảnh hưởng rất lớn cho việc tạo hoa trong dịp Tết

Để phòng ngừa nhện đỏ ta nên tạo thông thoáng trong vườn, tránh đặt chậu qua gần nhau, tỉa những cành chen chúc trong tán cây. Quan sát lá mai hàng ngày, vì nhện đỏ chỉ phá hoại là trong giai đoạn trưởng thành đến lúc già, nếu thấy lá có hiện tượng như có bột cám trên mặt thì đã bị nhện đỏ phá hoại rồi, hoặc dùng kính lúp quan sát trên mặt lá, dưới dạ lá sẽ phát hiện được nhện đỏ. Ngoài ra ta cũng có thể ép 2 tờ giấy trắng vào hai bên mặt lá rồi vuốt nhẹ, nếu thấy trên giấy có những chấm vàng, hồng ,xanh xuất hiện thì chắc chắn cây đã bị nhện đỏ tấn công.

Để trị nhện đỏ phải dùng thuốc đặc trị có các hoạt chất như :

- Fenpyroximate , Piradaben , Hexythiazox, Fipronil, Difocol ( loại nầy độc nên hạn chế sử dụng)

Nhện đỏ cũng dễ kháng thuốc như bọ trĩ , vì thế không nên xịt cùng một loại thuốc quá nhiều lầøn

-Bọ xít: Bọ xít có tên khoa học là Helopeltis theivora . Bó xít có mùi hôi khi tiếp xúc với nó . Bọ xit thường đẻ trứng ở hai nhánh giao nhau , chúng gây hại bằng cách chích vào cành non của cây tạo thành những vết u sần sùi, nếu nặng hơn có thể làm chết cành hoặc cả cây. Bọ xít có 2 loại , một loại màu xám đen và một loại khác màu hơi xanh, chân dài hơn. Có thể dùng các loại thuốc có các hoạt chất như Methidathion , Dimethoate hoặc các loại thuốc trừ sâu khác cũng có thể diệt được chúng

- Bọ cánh tơ: (có tài liệu còn gọi bọ cánh tơ là bù lạch , lại có vài tài liệu khác gọi bọ trĩ là bù lạch hay bò lạch)

Chúng cũng giống như bọ trĩ thường chích hút trên lá non. Khi bọ cánh tơ chích thì triệu chứng thường thấy là dưới mặt lá non có hai vệt màu xám song song với gân chính, đọt non bị chích thường sần sùi, cứng và dòn, hai mép lá và chóp lá cong lên và có thể bị rụng . Bọ cánh tơ sống chủ yếu ở đọt non, ít di chuyển, gây hại nhiều nhất là mùa khô và giảm dân vào mùa mưa.

Phòng trừ bọ cánh tơ bằng cách tưới ướt lá và bề mặt đất để diệt ấu trùng của chúng. Cắt tỉa đọt non để hạn chế thức ăn của chúng và phun thuốc diệt chúng cùng loại với bọ trỉ

-Các loại rệp :

Trên cây mai có thể có nhiều loại rệp bám nhiều nhất là loại rệp sáp. Loại nầy có tên khoa học là Dysmiccocus sp . Rệp có lớp phấn (dạng lông tơ) bao quanh mình , nên khi phun thuốc không có tác dụng nhiều. Thông thường cây nào có rệp sáp thì có hiện tượng kèm theo là kiến lữa (không phải kiếng vàng), chính loại kiến nầy tha rệp lên cây để rệp hút nhựa và tiết ra chất mật ngọt cho kiến ăn , kèm theo còn có thể có mụi đen bám trên lá cây và cả lớp keo dính nữa.

Rệp sáp đẻ trứng thành ổ xếp chồng lên nhau. Khoảng 7 ngày sau rệp non nở sống trên kẻ lá , lột xác nhiều lần. Khí hậu nóng, ẩm thích hợp cho rệp phát triển. Rệp gây hại bằng cách hút nhựa làm đọt xoắn lại , lá vàng, cây mất dinh dưỡng. Rệp còn có khả năng truyền virus cho cây và chúng có thể phá hoại nhiều loại cây khác nhau (nhất là cây thiên tuế) Diệt rệp bằng các loại thuốc có hoạt chất như Methidathion, Cypermethrin…

Ngoài ra cũng còn có loại rệp sáp giả có hình dạng:

Rệp dính : Trên cây mai cũng thường thấy xuất hiện loại rệp dính, chúng sinh trưởng nhanh và bám đầy trên cành hoặc lá cây . loại rệp nầy nhỏ , có đường kính khoảng 1,5 mm có vỏ như hình mai rùa nhưng trơn lán. Bốp mạnh chúng bể ra bên trong chúng là lớp keo nhớt màu đỏ gạch cua. Rệp dính đeo bám hút nhựa cây làm cây mất dinh dưỡng , nếu mật độ qua nhiều có thể làm chết cây. Ta có thể diệt chúng bằng cách dùng nẹp tre để cạo chúng ra khỏi cây mai và cũng phải phun thuốc để diệt triệt để hơn. Có thể dùng cùng loại thuốc như rệp sáp

-Ong xén lá: Lọai ong nầy thường cắt lá non về ăn hoặc làm tổ , chúng có bộ phận cưa lá rất đẹp. Chỉ cần chúng có hiện diện thì một số lá sẽ bị cắt khuyết từng mãnh. Lọai ong nầy không hại lắm

B / Nấm mốc:

-Nấm mốc ( vi khuẩn) : Đây là kẻ thù số một của Mai, Sâu rầy tấn công thì Mai có thể bị mất sức chỉ khi ta không để ý đến lúc bị quá nhiều thì mai mới bị chết nhưng nấm mốc là kẻ thù “dấu mặt” của mai, đến khi phát hiện Mai bị nhiễm khuẩn thì có thể là hơi muộn màng, nhiều khi xịt thuốc thì Mai chết luôn . Nấm mốc thường phát sinh nhiều trong những tháng mưa nhiều , nhất là những cây trồng nơi râm mát, ít thóang khí. Thường ta bón phân hữu cơ như bánh dầu rất dễ có nấm mốc. Bắt đầu là rong rêu bám trên cây, cành, sau một thời gian nấm mốc có chỗ ở và phát triển lan dần từ thân đến lá.

Nấm lá cũng là nguyên nhân của sự rụng lá sớm làm cho mai nở không đúng Tết. Nấm lá xuất hiện nhiều khi trời mưa dầm, ít nắng hay trời nóng mà có ẩm độ cao . Nấm lá có nhiều lọai như nấm hồng, rỉ sắt, thán thư, cháy lá…Nếu bệnh nhẹ cây bị mất sức, bệnh nặng và có cùng một lúc hai thứ bệnh trở lên cây có thể chết.

-Nấm hồng:

Một lọai nấm rất nguy hiểm là nấm hồng (Corticium salmonicolor), chúng thường bám vào thân , cành nhất là những chỗ bị nứt nẻ, yếu ớt . Nấm xuất hiện nhiều vào thời điểm bắt đầu mưa , lúc đầu trên thân xuất hiện những vệt màu hơi vàng , sau đó lan ra thành những đóm màu hồng lớn hơn, chúng phát triển hết cả cành, ở những nơi nầy ta thấy do cây khô cứng hơn các nơi khác nên không dẫn nhựa được, cây hoặc nhánh sẽ khô dần rồi chết, nếu chưa chết thì tược non cũng không phát triển được. Để trị ta có thể dùng bàn chải cứng, chải sạch lớp mốc bám bên ngòai, bôi thuốc Bordeau (pha thuốc phần cuối) hoặc xịt các thuốc có hoạt chất : Hexaconazole, Carbedazim… vài lần như thế sẽ diệt được

. Nấm hồng phát triển mạnh vào mùa khô, nắng nhiều. Khi trời mưa thì chúng giảm dần. Ngoài việc xịt thuốc để phòng và trị nên kiểm tra thường xuyên vườn mai nhất là trong mùa khô và chú ý nhiều đến những cành có một vài lá có hiện tượng bạc trắng hoặc màu xanh nhạt hẳn trên lá , gân lá vẫn còn xanh. Đó là triệu chứng cho biết có khả năng nấm hồng chuẩn bị tấn công

- Bệnh cháy lá : Bắt đầu từ bìa lá rồi sau lan dần vào trong cuối cùng lá bị rụng, bệnh nầy làm cho cây bị mất sức và nếu nặng có thể cây bị chết. Cũng cần lưu ý rằng khi thấy mai bị cháy lá thì kiểm tra lại thật kỹ, xem có phải bị nấm, virus làm cháy lá không hay vì một nguyên nhân khác .

Nếu bệnh cháy lá do nấm Pestalotia funerea hoặc Deutereromycetes thì trên lá xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vết nâu, lớn dần vào phiến lá, có khi chiếm hơn ½ lá , trên vết nâu có những chấm đen nhỏ là ổ của bào tử , bệnh nặng hơn lá chuyễn sang màu vàng rồi rụng. Bệnh xuất hiện nhiều ở mùa thu, cây có nhiều lá già , cây sinh trưởng chậm nhất là cây thiếu phân bón hoặc mất cân đối giữa N,P,K

Phòng trị bệnh:

-Phun thuốc định kỳ loại có góc đồng, Haxaconazole… và phân bón lá NPK cho cây

-Ngắt bỏ những lá có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc

-Bón phân đầy đủ nhất là cung cấp các vi lương cần thiết cho cây.

- Bệnh thán thư: Xuất hiện nhiều ở lá non vào những tháng có mưa nhiều , Nhất là những ngày trời nóng ẩm cao , lúc đầu là những đóm nhỏ màu nâu trên lá ( thường thấy ở giữa lá hơn) rồi lớn dần , chỗ bị thán thư lá cong lên rồi rụng lá, bệnh lan rất nhanh làm cho cây bị mất sức

- Bệnh rĩ sắt : là một bệnh gây hại cho lá cây nhất là ở mùa mưa. Lá cây dễ bị bệnh nhất ở giai đoạn trưởng thành trở đi, lúc đầu trên lá xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu và lớn dần có đường kích dưới 2 mm, thường bệnh xuất hiện trên phiến lá ít khi ở ngoài bìa lá vì vết có màu như rỉ sắt nên được đặt tên là bệnh rỉ sắt. Vết rỉ sắt cà hai mặt của lá , xung quanh vết bao giờ cũng có một quần màu vàng.. Bệnh không được chữa thì làm cho lá mai mất dần màu xanh là ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp của cây, mai sẽ mất sức, cây trỡ nên yếu ớt.. Để phòng bệnh nầy nên:

-Không đặt các chậu mai quá gần nhau. Tỉa bớt các cành quá dày đặt để tạo thông thoáng trong tán cây.

-Không để vườn mai bị đọng nước qua lâu (nước mưa phải thoát hết sau khi mưa .

- Vào mùa mưa, nhất là từ tháng 7 âl nên kiểm tra thường xuyên vườn mai, nếu thấu bệnh xuất hiện phải phun thuốc trị bệnh ngay.

-Có thể phun các loại thuốc có các hoạt chất như :Hexaconaaole, Mancozeb,Dinicozole , Epoxiconazole… ...

- Có thể phun thuốc định kỳ từ 7 đến 10 ngày một lần.

-Tuyến trùng hại rễ mai:

Tuyến trung có tên Meloidoigyne sp là loại sinh vật có kích thước rất nhỏ, vào khoảng 0,5 mm sống trong đất, chúng đục lỗ chui vào rễ chích hút chất dinh dưỡng của mai, những nơi bị tuyến trùng chít tạo thànhbướu rễ. Các rễ có bứu sẽ phát triển rất yếu. Triệu chứng thể hiện trên là là: phiến là vàng và nhỏ hơn bình thường, nhổ rễ lên ta thấy có những nốt tròn trên rễ (bướu). Cây sẽ phát triển kém và nặng hơn có thể chết.

Để phòng trị tuyến trùng ta cần:

-Ta tăng cườngbón phân hữu cơ cho cây , vì trong phân hữu cơ có nhiều vi khuẩn và nấm ký sinh có thể tiêu diệt tuyến trùng.

- Những cây bị chết do tuyến trùng phải nhổ bỏ, mang ra khỏi khu vực vườn đốt bỏ.

- Phun thuốc có hoạt chất:Cytokinin, Chitosan …

- Tưới quanh gốc cây 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa hoặc tưới vào lổ trước khi trồng mai với thuốc Oncol 20EC pha 50 ml/10 lít nước

- Dùng cây cúc sau khi ra hoa bâm nhỏ chôn quanh gốc mai cũng có thể trị được tuyến trùng.

-Rêu xanh - Mốc đồng tiền:

Bẹânh thường xuất hiện trong giai đoạn mưa dầm (tháng 7-8 âl) cây bị ướt đẫm , trời u ám một số rong rêu phát triên trên thân cây và cả những cành nhỏ bị lá che khuất. Lớp rêu xanh phát triển bao quanh cây và choáng đầy vỏ cây. Đây là loại ký sinh không tác hại lớn như các loại bệnh khác nhưng nếu lớp rêu qua dày đặt thì thân cây khó trao đổi chất cũng làm ảnh hưởng cho việc tăng trưởng của cây và lớp rêu xanh nầy cũng có thể là môi trường giúp các loại bệnh khác phát triển cụ thể là mốc đồng tiền. Mốc đồng tiền khi phát triển lúc đầu thì chỉ bám nhẹ ở mặt ngoài vỏ cây trên nền của rêu xanh., chỉ cần dùng que cạo nhẹ thì có thể nó sẽ tróc hết. Nêu thời gian phát triển dài thi lớp mốc ăn sâu vào vỏ cây. Để phòng và trị các loại nầy ta phải:

-Tạo thông thoáng cho vườn mai bằng cách đặt các chậu mai không gần nhau quá, tỉa bớt các cành quá rậm rạp.

- Dùng que cạo lớp mốc đồng tiền cho sạch rồi phun thuốc có gốc đồng hoặc pha CuSO4 để tiêu diệt rêu xanh và mầm mốc đồng tiền

Ngòai ra ta còn thấy trên lá mai có những lớp mốc xám, hay vàng phát triển nhất là trong mùa mưa. Các lọai bệnh nấm lá có thể xịt thuốc diệt nấm có hoạt chất như : Hexaconazole, Copper Oxychlodride…

D/ Bệnh do người trồng:

Ngoài việc lá bị cháy do vi khuẩn ra cũng còn một số nguyên nhân khác làm cho cây bị cháy lá:

- Quá cưng cây mai nên phun thuốc trừ sâu, trừ nấm quá liều lượng hoặc phun liên tiếp với thời gian quá gần.

- Bón phân (nhất là phân hoá học) đậm quá hoặc bón phân trong giai đoạn quá nắng nóng (ở miền Nam vào khoảng tháng 2,tháng 3) cũng có thể làm cho cây bị cháy lá.

Một số cây có bệnh về sinh lý như èo uột, lá bị nhỏ, một ít lá bị vàng, đọt non mới ra lại bị héo….Khi gặp những trường hợp nầy cần xem lại:

- Lỗ thoát nước có thể bị bít hoàn toàn hay một phần làm thúi một số rễ cây không phát triển được.

- Đất trồng lâu ngày bị đóng cứng lại cản trở rễ cây hô hấp.ngoài ra khi đất bị nén cứng bám chặt vào rễ cây, khi đất chuyển trạng thái từ khô qua ướt hay ngược lại khối đất nở ra hoặc co lại làm một số lông hút bị hư đi, cây không hấp thụ đủ chất.

- Tưới không đủ nước cho cây

-Tưới nước liên tục, làm rễ luôn bị ẩm ướr. Việc nầy kéo dài nhiều ngày làm một số rễ bị hư đi , Cây sống trên đống thức ăn mà không ăn được, Ta nên kiểm tra lại …. Nếu không có các lý do trên thì xem lại nước tưới có bị nhiễm phèn, mặn không ? . Nếu có phải thay nước tưới ngay . Mai phát triển bất bình thường phải tìm nguyên nhân nhanh để phòng trị, chậm quá mai có thể bị yếu sức còn nặng hơn có thể chết hoặc không chết thì hồi phục rất lâu,

II / THUỐC BAO VỆ THỰC VẬT VỚI MAI:

Thuốc điều trị bệnh cho mai được gọi chung là thuốc bảo vệ thưc vật (BVTV), thực sự nó không phải là thuốc mà là một lọai hóa chất có tác dụng tiêu diệt côn trùng, tiêu diệt mầm bệnh của mai. Khi sử dụng thuốc BVTV cần chú ý:

Sử dụng liều lượng thích hợp : Liều lượng có ghi rõ trong nhãn, cùng lọai thuốc đó, nếu trị bệnh nầy thì pha loãng hơn, trị bệnh khác thì pha đậm đặc hơn. Pha không đúng liều lượng thì không những không diệt được bệnh mà còn làm cho bệnh “lờn” thuốc. Pha quá liều thì bệnh không hết mà cây bị chết hoặc bị mất sức do nhiễm độc ..

a/ Khi sử dụng thuốc BVTV cần chú ý đến vấn đề gì?

Thuốc BVTV hiện nay rất đa dạng . Danh mục thuốc BVTV được ban hành năm 2008 theo Quyết định số:49/2008/QĐ-BNN ngày 27 tháng 3 năm 2008 thì thuốc trừ sâu có đến 292 hoạt chất với 959 tên thương phẩm, thuốc trừ bệnh có đến 221 hoạt chất và 654 tên thương phẩm , thuốc kích thích có 44 hoạt chất với 102 tên thương phẩm . Tất cả có1983. tên thương phẩm (gồm 696 hoạt chất) Danh mục nhiều đến như thế thì rất khó để chọn lựa và cũng rất khó khi ta muốn chọn loại thuốc nầy để sử dụng thì cửa hàng lại bán loại thuốc kia Sử dụng thuốc cần chú ý đến hóa chất chính (common name - họat chất là chất chính gây độc với dịch hại) của thuốc chứ đừng đặt nặng quá tên thuốc (trade name) vì mỗi hãng bào chế đều có thể lấy những tên thương mại khác nhau. Nếu ta không để ý đến họat chất thì có thể ta dùng nhiều lọai nhưng cũng là một lọai , việc nầy sẽ dẫn tới bệnh lờn thuốc. Để tránh việc lờn thuốc ta không nên chỉ dùng một lọai có cùng họat chất trong một thời gian dài. Cũng cần nói thêm là trong thuốc trị bệnh có họat chất là chính nhưng kèm theo họat chất đó là “chất phụ gia” cũng có một giá trị nhất định, chất phụ gia nầy là bí mật của hãng bào chế , nó là chất xúc tác làm tăng hiệu quả của thuốc BVTV(chất phụ gia phun trên luá khác với chất phụ gia phun trên cây mai, cà phê…). Chỉ có xài rồi mới biết được thuốc BVTV của hãng nào tốt hơn hãng nào.

Thí dụ: Với hoạt chất Abamectin thì có đến 71 thương hiệu khác nhau mà mỗi thương hiệu lại có từ 1 đến 4 loại (phần đuôi của tên như EC,,WP.WG…cho biết thuốc định dạng thế nào như nhũ dầu, bột tan, huyền phù…), Hoạt chất Abemectin kết hợp với hoạt chất khác cũng có đến 53 thương hiệu khác nhau.

Xin cung cấp cho các bạn một số hoạt chất thường dùng ,phần trong dấu () là các hiệu thuốc tham khảo vì có thể nơi các bạn mua không có các hiệu thuốc đó( không quảng cáo cho hiệu thuốc nào cả):

@/ Họat chất trị bệnh nấm lá:

- Copper Oxychloride (Coc 85WP, Vidoc..)

- Mancozeb (Dithane M45,Penncozeb 80WP,

- Copper Oxychloride 39%+Mancozeb 30% (Coc-Man)

-Các hoạt chất khác:

-Hexaconazole (Anvil 5SC, Calihex 5SC,Tungvil 5SC…)

-Benomyl 25%+ Copper Oxychloride 25% (Vicben C 50BTN)

-Carbendazim (Carbenzim,Bavistin, Arin )

-Diniconazole (Niccozole 25SC, Dara-Win 12.5 WP,Sumi – Eight 12.5…)

- Expoxiconazole (Opus 75 EC, Cayper ..)

Họat chất trị côn trùng chích , hút (nhện đỏ, bọ trỉ, bọ xít…)

@ Hoạt chất trị bọ trĩ :Imidacloprid (Confidor , Admide, Amitox, Amico Canon , Jiami…),

@ Hoạt chất trị sâu rầy:Dimethoate (Bi 58,Canthoate, Binh 58,Tigithion,Nugor …) , Cypermethrin (Sherpa, Cyperan, Shertox…), Thiamethoxan (Actara, Alfaza…)

@ Hoạt chất trị sâu rầy, bọ trĩ, nhện đỏ : Methomyl (Lannate, Confilex –loại độc cao, cần hạn chế sử dụng ) Fenpyroxinate , Pirodoben…

@/ Họat chất trị sâu, rầy, nhện đỏ, bọ trĩ : Abamectin (Vibamec,Aremec,Azimex,Bamectin…)

@/ Họat chất trị lọai rệp sáp: Methidathion ( Suppracide ,Suprathion)

@ Hoạt chất trị tuyến trùng : Cytokinin (Sincocin 0.56SL)Chitosan (Stop 5DD,15WP )


Lưu ý : Nhiều thuốc BVTV không những chỉ có một hoạt chất mà có thể kết hợp từ hai, ba hoạt chất cho một tên thuốc.

Thuốc BVTV có 2 nhóm một có nguồn gốc hoá chất và một có nguồn góc vi sinh. Thuốc có nguồn góc hoá chất thông thường rất độc cho môi trường, ta chỉ nên sử dụng các chất nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Cục trồng trọt mà thôi, vì những chất nầy sau một thời gian sử dụng từ 5 đến 15 ngày thì phân hủy hết, những loại bị cấm thì không bị phân hủy hoặc tồn tại trong môi trường rất lâu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công đồng. Thuốc có nguồn góc hóa chất thì khi tiêu diệt đối tượng cần diệt thì nó diệt luôn những con thiên địch làm mất cân bằng sinh thái.

Loại thứ hai có nguồn gốc vi sinh thân thiện với môi trường hơn, nó có thể là chất sinh ra một loại sinh vật nào đó có khả năng ăn thịt các loại rệp, nhện, sâu rầy nhưng không hại cây, có khả năng là là loại vi khuẩn sống ký sinh trong cơ thể của các loại côn trùng làm cho chúng chết hoặc mất khả năng phá hoại….. , nó giết lọc lựa từng nhóm đối tượng và sự phân huỷ chúng nhanh hơn rất nhiều so với thuốc có nguồn góc hoá chất, nếu không phân hủy thì nó cũng không ảnh hưởng đến môi trường . Nếu có điều kiện chúng ta sẽ trở lại vấn đề nầy.

Quy ước về tính độc của thuốc:

Theo tổ chức WHO thí tính độc của thuốc được quy ước như sau:

-Vạch màu đỏ là thuốc rất độc

-Vạch màu vàng là thuốc độc trung bình

-Vạch màu xanh nước biển là thuốc ít độc

-Hình “đầu lâu có gạch chéo” là rất nguy hiểm , có thể chết người

Khi sử dụng nên theo các nguyên tắc:

Đúng loại thuốc và đúng bệnh : Mỗi loại thuốc có tác dụng với một loại sâu bệnh nào đó , nên khi mua phải xem kỹ loại hoạt chất của thuốc ấy có đúng với bệnh của cây không. . Có nhiều loại thuốc có thể trị được nhiều loại sâu bệnh khác nhau (phổ rộng)

Đúng cách : Phải sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất , có loại phải pha nước phun lên cây, có loại phải chôn xuống đất….. nếu làm sai thì không tác dụng hoăïc tác dụng không cao.

Đúng liều lượng : Điều nầy rất quan trọng, với liều lượng khác nhau thì thuốc trị được các loại bệnh khác nhau cũng như các loại cây khác nhau , pha đậm quá có thể làm ảnh hưởng đến phát triển hoặc chết cây, pha lợt qua không giết được sâu bệnh mà còn làm cho sâu, rầy,vi khuẩn lờn thuốc, vì thế khi pha thuốc , nếu dùng ít phải sử dụng ống tiêm (xy lanh) để lường thuốc thì tốt nhất

Đúng thời gian: Phải phun thuốc trên cây khi trời mát (sáng sớm hay chiều tối), phải dự kiến khi phun thuốc thì trời có mưa không (ít nhất phải cách từ 2 đến 3 giờ để có đủ thời gian thuốc tác dụng). Ngoài ra nên để ý hạn sử dụng của thuốc

Nguyên tắc bảo quản thuốc:

- Chỉ mua khi cần sử dụng – không để dành quá lâu vì thuốc có thể có hiện tượng thăng hoa làm ô nhiễm môi trường . Khi sử dụng xong thuốc còn lại phải bảo quản thích hợp theo hướng dẫn.

- Thuốc phải để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Thuốc phải để xa khu vực chứa thực phẫm, chăn nuôi.

- Thuốc phải có nhãn hiệu rõ ràng, phải xếp riêng các loại thuốc , để tránh nhầm lẫn khi sử dụng (thuốc trừ cỏ phải để riêng ).

- Nêú dung môi pha thuốc là xăng, dầu thì thuốc có thể cháy được. Tránh phun thuốc gần ngọn lữa.

- Phải chuẩn bị: Xà phòng, nước sạch, găng tay và cách cấp cứu khi bị nhiễm độc.

b/ Phòng sâu bệnh như thế nào?:

Trong việc phòng bệnh cho cây việc trước tiên là phải vệ sinh tốt vườn cây. Vườn trồng cây phải thoáng và đừng qua ẩm thấp. Cây phải tỉa bớt cành đừng để quá rậm dễ làm mồi cho sâu bệnh. Khi phát hiện một một cành cây nào xuất hiện nấm mốc, sâu bệnh phải làm vệ sinh ngay như cắt cành đó đem đốt hoặc ra khỏi khá xa khu vườn của mình. Xit thuốc ngừa loại bệnh đó nếu nhận thấy khả năng lây lan của sâu bệnh. Ta cũng biết rằng một thân thể yếu đuối thì rất dễ làm mồi cho bệnh tật vì thế ngoài việc ngừa và trị bệnh ta cần phải bón phân, tưới nước như phần trên đã trình bày.

c/ Phun thuốc thế nào cho có kết quả:

Nhiều người có thói quen chỉ phun thuốc bên trên cây như thế sẽ không diệt trừ hết sâu, rầy hay mầm bệnh, vì phun như thế một số sâu , rầy ẩn nấp dươi dạ lá, nách nhánh không bị thuốc tiếp xúc nên không chết được. Muốn phun thuốc có hiệu quả thì phải phun như sau:

-Lúc nào người phun phải đứng trên gió.Người phun thuốc phải có bảo hộ lao động (ở nhà có thể mặc áo mưa khi phun thuốc) và nếu thuốc bị bám trên cơ thể phải tắm gội bằng xà phòng.

-Vặn béc phun để thuốc ra khỏi béc dưới dạng sương (hạt nhỏ)

-Cần phun thường được làm cong, nghiêng theo chiều miệng béc lên trên , đặt béc phía dưới phun lên, luồn béc vào các nhánh phun lên thế nào bảo đảm 90% cây có thuốc phun thấm đều bên dưới dạ lá , nhánh cây. Sau đó phun đều lên trên khắp cả cây thì được.

-Thời gian nào tốt nhất để phun thuốc:

Buổi chiều tối khoảng 17 giờ trời vừa mát thì phun thuốc tốt nhất với điều kiện là tối hôm đó trời không mưa. Ta biết các lọai côn trùng, sâu rầy thường hoạt động nhiều về ban đêm nên phun thuốc vào chiều tối và phun gần toàn diện như trên thì đạt yêu cầu. Ta cũng có thể phun thuốc vào sáng sớm (trước 6 g ) cũng được nhưng tác dụng không bằng phun vào chiều tối

Xin chú ý rằng:

- Cách tốt nhất để bảo vệ cho môi trường là chỉ sử dụng thuốc BVTV khi rất cần thiết, chẳng đặng đừng mà thôi, không nên quá lạm dụng.

- Hiện nay một số thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc dược thảo, vi sinh rất có tác dụng tốt với cây và đặc biệt là tốt với môi trường sống của con người . Các nước tiên tiến có công nghệ vi sinh rất phổ biến, các vườn cây được khuyến khích sử dụng Còn ở nước ta chưa được phổ biến lắm, nên hàng ngày phải sử dụng các loại “rác” của nước ngoài, chưa kể đến các hoá chất độc hại không rõ nguồn gốc cũng được nhập lén từ Trung Quốc về để sử dụng

- Các loại thuốc BVTV nếu là hoá chất rất độc, có thể ta không nhận thấy nó độc trong lúc đang sử dụng, vì chất độc không tác dụng vào cơ thể ta mỗi lần không bao nhiêu nhưng nếu tích lũy hàng trăm lần hay hơn thế thì tới mức độ nào đó thì “lượng biến thành chất” ngay. Trong thuốc BVTV có thứ cực độc, có thứ ít độc hơn , có thứ phân hủy hoàn toàn trong vài tuần, có thứ thì tồn tại lâu dài hoặc không phân hủy được, vì thế khi sử dụng các bạn cần tham khảo danh mục các thuốc không được sử dụng của Cục BVTV (monitor, metyl parathion, DDT… là những thuốc thông dụng trước đây nay đã cấm sử dụng). : Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào đến sự tác hại của thuốc BVTV với người sử dụng nhưng đã có hiện tượng người tiếp xúc thường với thuốc BVTV có sức khỏe không tốt, có người bị bệnh mãn tính và cả ung thư nữa Như trên đã trình bày vì thói quen sử dụng thuốc bừa bãi nên ngày nay các sâu bệnh đã lờn thuốc nên mỗi ngày phải sử dụng liều lượng mỗi lớn hơn, phải thay đổi liên tục các hoạt chất trong thuốc nên bây giờ nếu bảo không nên sử dụng thuốc BVTV thì không thể được nữa Có nhà khoa học khuyên là khi cây nào phát bệnh thì trị riêng cho cây đó không nên quá kỹ lưỡng mà phun xịt hết cả vườn. Đây là một ý kiến ta cần tham khảo.

Các bạn thử dùng các thuốc BVTV dạng vi sinh hoặc áp dụng cách trị bệnh cho cây của Ông bà ta trước đây xem sao!

Khi trồng mai nếu bị sâu bệnh thì cũng có cách chữa như:

-Khi phát hiện bệnh chỗ nào trên cây thì cắt bỏ ngay chỗ đó (mang cành cây bệnh đi xa để tránh lây lan).

-Dùng hột trái bình bát xay nhuyễn, ép lấy nước để phun xịt trị sâu rầy

-Dùng nước trong tẩu thuốc lào hoặc ngâm các tro và đầu mẫu thuốc lá để xịt lên cây có bệnh

Hoặc dùng các loại thuốc không độc như:

-Pha thuốc Bordeau (1:1:100) bằng cách dùng 1 phần Sulfat Đồng, 1 phần vôi và 100 phần nước (có thể pha lõang hơn khi bệnh ít).Có công thức khác là dùng 6 g sulphat đồng với 1,5 g vôi sống pha trong 1 lít nước. Cần pha riêng CuSO4 và Vôi, sau đó pha lại và sử dụng ngay. Vì Sulfat Đồng có thể tác dụng với kim lọai nên bình xịt cần sử dụng béc nhựa , nếu không có ta dùng bình có béc kim lọai nhưng phải sử dụng nhanh và rửa sạch ngay sau khi dùng. Thuốc nầy dùng để trị các bệnh nấm lá , nấm trên cây cho mai, nó không độc với con người và sinh vật, sử dụng rất tốt.

-Dùng 225g lưu huỳnh pha với 112g vôi sống trong 1 lít nước để trị bệnh sau rầy…

Hiện tượng sâu, bệnh là hiện tượng rất phổ biến, ai trồng hoa kiểng cũng đều biết. Khi viết bài nầy tôi dựa vào kinh nghiệm trồng mai của mình và có tham khảo một số tài liệu về sâu bệnh của nhiều tác giả hoặc các tài liệu trên mạng , nên khi đọc chắc các bạn sẽ thấy có vài chỗ hơi giống ở đâu đó , vì khi viết không thể sáng tạo tuỳ tiện được . Với sự yêu thích cây mai , với kinh nghiệm trồng mai của mình , chắc có cái đúng, có cái chưa đúng, nhưng tôi cũng mạnh dạn ghi lại tài liệu nầy để các bạn tham khảo và cho ý kiến. Cũng rất mong các bạn cùng sinh hoạt trong CLB hoa mai nầy cùng đóng góp bổ sung ý kiến cho sáng tỏ hơn nhất là các bạn giúp một số hình ảnh về sâu bệnh cho mọi người tham khảo. Xin cám ơn các bạn nhiều.
........................
Chia sẻ từ: http://new.dalatrose.com/

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Wassily Kandinsky – Bậc thầy hội họa tiên phong cho trường phái trừu tượng

Được xem là người đi tiên phong trong trường phái hội họa trừu tượng, Wassily Kandinsky đã dỡ bỏ hết những quy tắc về vật thể, hình khối để 'dệt' nên những tác phẩm hài hòa giữa màu sắc và âm nhạc.

Gần 150 năm sau ngày danh họa ra đời (16/12/1866), thế giới lại có dịp tưởng nhớ về người họa sĩ tài ba, lỗi lạc của Nga. Wassily Kandinsky được xem là danh họa đầu tiên theo đuổi trường phái trừu tượng – Các bức tranh của ông rất khó để nhận biết. Chính điều đó làm nên sức hấp dẫn, mê hoặc tới người thưởng thức nghệ thuật và các chuyên gia hội họa trên thế giới.


Wassily Kandinsky


Wassily Kandinsky (16/12/1866 – 13/12/1944) là một họa sĩ, thợ in và nhà lý luận người Nga. Ông là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 20, người được tôn vinh với những tác phẩm thuộc trường phái trừu tượng hiện đại đầu tiên trên thế giới.

Bắt đầu từ năm 30 tuổi, Wassily Kandinsky bỏ dở việc dạy môn luật đầy hứa hẹn tại trường Đại học Dorpat để tới trường nghệ thuật Munich (Đức) để theo đuổi ước mơ được cầm cọ vẽ.

Ngay từ khi còn nhỏ, Wassily Kandinsky đã tỏ ra thích thú với màu sắc. Với những hiểu biết về âm nhạc, khoa học, ông đã thêu dệt nên những tác phẩm ‘trừu tượng’, khó đoán.


THE BLUE MOUNTAIN (1908-1909)


Năm 1896, Kandinsky tới sống tại München (Đức) và học tại trường tư thục Anton Ažbe và sau đó là Học viện Mỹ thuật München. Ông trở lại Moskva năm 1914 sau khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Tuy nhiên, Kandinsky lại không có đồng quan điểm về những lý thuyết nghệ thuật chính thống tại Moskva (Nga) và quyết định trở lại Đức năm 1921.

Ông cho rằng việc vẽ những đồ vật dễ nhận biết có thể sẽ làm hỏng tranh của ông. Thay vào đó ông muốn những bức tranh mình phần nào phải giống như âm nhạc: chúng chẳng mang một ý nghĩa đặc biệt gì, nhưng lại có một ảnh hưởng sâu sắc tới người xem. Giống như âm nhạc, Kandinsky tin rằng màu sắc và hình khối có thể biểu lộ là gây cảm xúc. Nhưng bức tranh mang đậm “màu sắc âm nhạc” đã gây cho mọi người sửng sốt.




Quảng trường Đỏ, 1916





SEVERAL CIRCLES (1926)


Mặc dù còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền nghệ thuật Nga, nhưng ông cũng đi nhiều nơi ở châu Âu. Ông trở thành công dân Đức và sau đó là công dân Pháp. Những tư tưởng, những bài viết, bài giảng cũng như các tác phẩm của ông đã dấy lên một cuộc cách mạng nghệ thuật.

Cùng chiêm ngưỡng những tuyệt phẩm hội họa trừu tượng của danh họa Wassily Kandinsky:


COMPOSITION IV (1911)



COMPOSITION VII, 1913



COMPOSITION VIII, 1923



COMPOSITION X 1939
(Theo http://www.ngaynay.vn/)

Bí mật cuộc đời đầy bi kịch của thiên tài hội họa Van Gogh

Sống còm cõi trong nỗi cô quạnh và cảnh bần hàn, danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh từng trải qua chuỗi ngày tháng đau khổ, cay đắng trong 37 năm cuộc đời ngắn ngủi.

125 năm sau khi qua đời, công chúng và giới nghệ thuật thế giới mới thực sự công nhận và ngưỡng mộ tài năng của Van Gogh. Ông được vinh danh là thiên tài hội họa.


Van Gogh được hậu thế vinh danh là 'thiên tài hội họa'



Chân dung Vincent van Gogh năm 1886


Nhiều tác phẩm của Van Gogh cũng được ngợi ca là kiệt tác đắt giá nhất của nghệ thuật đương đại, xuất hiện ở vô số các bộ sưu tập của các phòng trưng bày nghệ thuật và viện bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới.


Vincent Willem van Gogh

Sinh ngày 30/3/1853, mất ngày 29/7/1890, thường được biết đến với tên Vincent van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng.

Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức.

Thể nhưng, ẩn sâu trong những họa phẩm đầy thán phục, ngưỡng mộ của ông là những nỗi thống khổ mà chỉ với nghệ thuật Van Gogh mới có thể trải lòng.
Ông từng vào viện tâm thần

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tác giả của họa phẩm nổi tiếng “Chân dung bác sĩ Gachet” gặp rắc rối trong vấn đề thần kinh dẫn đến việc tự cắt tai năm 1890 và cái chết 19 tháng sau đó.

Lo sợ về sự an toàn của mình và mọi người xung quanh cũng như cho rằng việc rời xa chốn thị thành sẽ khơi gợi cảm hứng nghệ thuật trong ông nên Van Gogh đã tự cô lập và sống đơn độc tại viện tâm thần St. Remy ở Provence, miền đông nam nước Pháp.


Bức 'Starlight Night' được vẽ trong một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence

Trong 12 tháng lưu ngụ, Van Gogh vẫn tiếp tục cầm cọ và sáng tác. Tuy nhiên, không lâu sau đó vì nghĩ rằng cách đạt tới nghệ thuật hội họa của mình mang nhiều tính cá nhân nên ông đã tập hợp một số họa sĩ tài danh khác để lập ra nhóm các họa sĩ ấn tượng miền nam, sống và sáng tác tại căn nhà màu vàng huyền thoại. Đêm đầy sao (A Starry Night) là một trong những họa phẩm nổi tiếng của ông thời gian này.
Van Gogh chưa từng rao bán họa phẩm nào

Người em trai của Vincent van Gogh là Theo van Gogh vốn luôn là chỗ dựa cả về tài chính lẫn tình cảm của ông đến tận những năm tháng cuối đời. Mặc dù rất yêu quý em trai nhưng danh họa luôn cảm thấy mình là gánh nặng cho Theo khi hàng tháng vẫn nhận được trợ cấp đều đặn của người em.

Van Gogh quyết định gửi những bức họa của mình cho em mỗi khi nhận tiền hàng tháng với hi vọng Theo sẽ bán chúng để bớt khó khăn. Nhưng Theo đã giữ lại hết số tranh người anh gửi, chỉ duy có bức 'Cánh đồng nho đỏ ở Arles' được bán với giá 1.200 USD.

'Red Vineyard at Arles'

Nhưng nhiều họa sĩ cùng thời khẳng định Theo và Vincent van Gogh chưa từng bán một họa phẩm nào.
Vinh quang đến quá muộn màng sau khi Van Gogh đã qua đời.

Mãi cho đến sau cái chết của Van Gogh, các tác phẩm hội họa của ông mới bắt đầu nổi tiếng và có giá. Và nhờ đó, Theo có thể có được khoản tiền lớn với những bức tranh Van Gogh đã gửi, nhưng ông đã chết vì bệnh giang mai 6 tháng sau cái chết của người anh trai.


Loạt tranh chân dung tự họa của Van Gogh

Điềm báo cái chết trong họa phẩm cuối cùng

Nhiều người tin vẫn tin rằng họa phẩm 'Cánh đồng lúa mì và bầy quạ' là bản di chúc hội họa cuối cùng của Van Gogh. Và khi nhìn vào tác phẩm này, không ít người đoán biết được tâm tư tình cảm của ông trước khi qua đời. Ở đó thể hiện đầy đủ nét nghệ thuật bậc tài cũng như lột tả được hết tâm trạng và mối linh cảm về tấn bi kịch cuộc đời của Van Gogh.


Họa phẩm 'Cánh đồng lúa mì và bầy quạ' là bản di chúc hội họa cuối cùng của Van Gogh
Những nét cọ vẽ cánh đồng lúa chín và đàn quạ đen xiên, thô và ngắn dưới bầu trời mây đen vần vũ, khỏa lấp áng mây xanh, trắng thể hiện nỗi buồn quạnh vắng và sự cô đơn đến cùng cực. Trong bức thư cuối cùng gửi cho em trai, họa sĩ có nhắc đến 2 tác phẩm vẽ cùng năm 1890 là Khu vườn của Daubigny và Nhà miền quê với mái rạ.

Dựa theo sắc màu tươi tắn của hai bức họa này và sắc mây đen của Cánh đồng lúa mì và bầy quạ, ta hiểu được đôi chút tâm tư từ phấn chấn, vui vẻ đến u buồn, cô quạnh của danh họa trước những giờ phút cuối cùng của cuộc đời.


Bức tự họa với chiếc tai bị cắt của Van Gogh
Trước khi lìa đời, Van Gogh chỉ thốt ra một câu duy nhất “La tristesse durera toujours" - "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi". Em trai của danh họa đã thu thập tất cả các tác phẩm của anh trai, vợ của ông cũng công bố bức tranh cuối cùng của Van Gogh - Wheat Field (Đồng lúa mì).


Mộ của Vincent và Theo van Gogh tại nghĩa trang Auvers-sur-Oise, Pháp


‘Tiếng lòng’ của danh họa qua những họa phẩm
Starlight night – Kiệt tác giữa những cơn điên

Starlight night (Đêm đầy sao) được Van Gogh vẽ trong thời gian điều trị bệnh tại một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence (Pháp). Bức tranh được vẽ vào ban ngày, giữa những cơn bệnh qua sự tưởng tượng về khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh của ông.


Starry Night (Đêm đầy sao)


Trong bức tranh vẽ bầu trời cuộn xoáy, Van Gogh đã thay đổi vị trí của chòm sao Đại Hùng từ phía Bắc sang phía Nam. Đây cũng là tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ trường phái ấn tượng thế hệ sau này.

The Potato Eaters – Bức tranh đánh dấu mối duyên với hội họa
Một trong những bức tranh đầu tay và nổi tiếng của Van Gogh là The Potato Eaters (Những người ăn khoai – 1885), khi ông đã 32 tuổi. Điều bất ngờ hơn cả là Van Gogh chỉ bắt đầu vẽ khi đã 27 tuổi. Trước đó, danh họa từng kinh qua nhiều công việc khác nhau, thậm chí nuôi dưỡng ý chí trở thành một nhà truyền giáo.


'The Potato Eaters' mô tả cuộc sống mê muội tối tăm khổ ải của những người nông dân

Tuy nhiên, cuối cùng, Van Gogh đã chọn vẽ tranh với chủ đề đầu tiên là mô tả cuộc sống mê muội, tối tăm, khổ ải của những người nông dân. Khi Van Gogh chuyển tới Paris vào năm 1886, ông đã gặp các họa sĩ trường phái ấn tượng nổi tiếng, và đó cũng là khởi nguồn thực sự cho sự nghiệp lừng lẫy của ông.

Van Gogh’s Bedroom – Căn phòng ngủ lập dị

Không chỉ Van Gogh mà em trai ông – Theo Van Gogh, cũng là một người vô cùng kỳ lạ. Mỗi ngày, em trai ông dành dụm 15 francs cho tới khi có đủ 300 francs để sắm sửa đồ nội thất cho một căn phòng ở Arles, miền Nam nước Pháp vào năm 1888. Đây chính là nơi Van Gogh trú ngụ, tránh xa những phê bình mà ông hết sức dị ứng.


'Phòng ngủ của Van Gogh'

Ngay sau đó, Van Gogh đã quyết định sơn lại toàn bộ các vật dụng trong căn phòng này để trở nên phong cách hơn, và ông cũng vẽ một bức tranh kỷ niệm mang tên Van Gogh’s Bedroom (Phòng ngủ của Van Gogh) để ăn mừng sự kiện này.

Các tác phẩm hội họa khác của Van Gogh:



Chân dung bác sĩ Gachet (1890)



Chùm tranh Hoa hướng dương (1890)



Quán café về đêm (1888)
(Theo http://www.ngaynay.vn/Bi-mat-cuoc-doi-day-bi-kich-cua-thien-tai-hoi-hoa-Van-Gogh-p267243.html)


10 tuyệt phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất mọi thời đại

Từ những bức họa bí ẩn có niên đại hơn 30.000 năm đến các kiệt tác điêu khắc còn đang dang dở đêu khiến hậu thế phải ngưỡng mộ, trầm trồ. 10 kiệt tác hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất mọi thời đại được đưa ra bởi nhà phê bình nghệ thuật Jonathan Jones của tờ The Guardian (Anh).


1. Bức họa “Bào thai trong tử cung” của Leonardo da Vinci (khoảng 1500 – 1513)


Là một thiên tài toàn năng, không chỉ có tài năng hội họa bậc thầy, Leonardo da Vinci còn là một nhà giải phẫu học tài ba. Ông là người đầu tiên mô tả hình ảnh một bào thai trong tử cung. Trong họa phẩm lừng danh này, Leonardo da Vinci khắc họa tử cung – nơi nuôi dưỡng hình hài đầu tiên của con người như một vỏ hạt dẻ ngựa đang mở.

500 năm trước, danh họa và cũng là nhà khoa học người Ý này đã có thể miêu tả sinh động những bí ẩn về con người thông qua lăng kính sinh học, khoa học tự nhiên thay vì qua góc nhìn tôn giáo thường thấy. Vì lẽ đặc biệt đó, “Bào thai trong tử cung” có thể coi là một trong những họa phẩm vĩ đại nhất trên thế giới. Hiện nay, bức họa đang nằm trong Bộ sưu tập Hoàng gia Anh tại lâu đài Windsor

2. Bức họa “Thánh John Tẩy giả bị trảm quyết” của Caravaggio (1608)


Gioan Tẩy giả có lẽ là vị Thánh Công giáo đi vào hội họa nhiều nhất. Có vô số tranh vẽ về ông với đề tài khá đa dạng, hướng đến những giá trị tư tưởng khác nhau. Trong bức họa của Caravaggio, giây phút tử đạo diễn ra trong sân của một nhà ngục. Tên đao phủ rút dao ra, kề vào cổ Thánh John Tẩy giả và thực hiện cuộc trảm quyết.

Ai đó chứng kiến khoảnh khắc man rợ này qua song sắt tù ngục. Cái chết và sự tàn ác của con người được phơi bày, tỉ lệ cũng như những khoảng sáng tối lại càng xoáy sâu, xâm chiếm lấy tâm trí người xem. Hiện Nhà thờ St John tại Valletta, đảo quốc Malta đang là nơi lưu giữ bức kiệt tác quý giá này.

3. Bức “Tự họa với hai vòng tròn” của Rembrandt (khoảng 1665 – 1669)


Bức chân dung phản ánh một giai đoạn buồn bã trong cuộc đời vị danh họa khi ông bị phá sản, người vợ trẻ sớm qua đời, bản thân ông lại đang vướng vào một vụ kiện tụng với tình nhân. Hai vòng tròn nằm trên tường ở phía hậu cảnh vẫn luôn là một điều bí ẩn. Chiêm ngưỡng bức họa này, bạn sẽ cảm nhận được ánh nhìn thông tuệ thấu suốt của một người đàn ông đã vào độ tuổi xế chiều.

Rembrandt dường như nhìn thấu tâm can của người nhìn và nhận ra cả những điều chưa hoàn hảo. Ông giống như một vị Chúa, một người nghệ sĩ đầy tôn nghiêm, ông khiến cho những ai đứng trước ông cũng như đứng trước tòa án của chân lý và lẽ phải. Hiện bức “Tự họa với hai vòng tròn” đang được lưu giữ tại Kenwood House, London.

4. Các bức họa trong hang Chauvet (khoảng 30,000 năm trước)


Nằm giữa khu vực Ardeche miền Nam nước Pháp, dọc theo dòng sông Ardeche thơ mộng, những hang động ở Chauvet là một trong những di chỉ nổi tiếng nhất thế trên giới về nghệ thuật vẽ tranh trên đá thời tiền sử. Hơn 1.000 bức họa độc đáo, chủ yếu là hình động vật là những tác phẩm tạo hình lâu đời nhất từng được biết đến của con người, với niên đại lên tới 32.000 năm, thậm chí là 35.000 năm. Ai là tác giả của những bức họa động vật tinh xảo và sống động như thật này?

Câu hỏi đó có lẽ sẽ không có lời giải đáp bởi vào thời băng hà chữ viết vẫn chưa ra đời. Những nghệ nhân tranh đá nơi đây có thể là phụ nữ, cũng có thể là trẻ em. Chỉ có một điều chắc chắn, họ là những người Homo sapiens (hay còn gọi là người thông minh) đã để lại dấu ấn với những bức bích họa tuyệt đẹp và thông thái không thua kém gì những bức họa hiện đại ngày nay.

5. Bức “One: Number 31, 1950 của Jackson Pollock (1950)


Nghệ thuật của Jackson Pollock vẫn còn là điều bí ẩn cho đến ngày nay. Bằng cách nào mà việc ném sơn lên bức canvas trải trên nền nhà một cách đầy ngẫu hứng lại có thể cho ra đời một bức họa tuyệt mỹ, một kết cấu hàm ẩn đến thế? Giống như khúc độc tấu của Charlie Parker hay Jimi Hendrix, sự ngẫu hứng đầy tự do như nhảy múa chao đảo nhưng lại đạt được sự nhất quán sâu sắc.

Bức họa theo trường phái trừu tượng gợi nhiều trường liên tưởng trong tâm trí người xem này hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng MoMA, New York.

6. Bức “Las Meninas” (Các thị nữ) của Velázquez (1656)


Nhắc đến hội họa baroque, chúng ta không thể không nhắc đến một trong những danh họa vĩ đại nhất của phong cách này, một trong những nghệ sĩ tiên phong trong thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Tây Ban Nha, Diego Velázquez. “Las Meninas” khắc họa hình ảnh một buổi vẽ tranh chân dung gia đình hoàng gia Tây Ban Nha dưới thời trị vì của đức vua Felipe IV trong phòng vẽ của Diego Velázquez tại cung điện Madrid. Điểm nhìn của bạn cũng chính là điểm nhìn của đức vua và hoàng hậu, đứng trước nhóm tùy tùng và phản chiếu hình ảnh qua tấm gương sáng.

Velázquez đứng nhìn từ chính bức chân dung gia đình hoàng gia mà ông đang họa. Công chúa và những người thị nữ (meninas) cùng người lùn nữ tập trung lại trước mặt đức vua. Xa xa phía ngưỡng cửa là nơi một quan thị vệ hay người đưa tin đang đứng. Đây là một trong những bức họa ẩn chứa nhiều lớp lang kỳ lạ nhất thế giới. Las Meninas hiện được lưu giữ và trưng bày tại Museo del Prado, bảo tàng quốc gia của Tây Ban Nha tại Madrid.

7. Bức “Guernica” của Picasso (1937)


Picasso đang ở đỉnh cao của sự nghiệp hội họa khi ông bắt đầu cầm cọ để phản đối cuộc oanh tạc bằng không lực ở Guernica - kinh đô của Basque cổ đại, do Hitler chỉ huy trên danh nghĩa của Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Picasso quyết định chỉ sử dụng các màu đen - trắng - xám miêu tả cảnh tượng ảm đạm u buồn của một đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh.

Chủ đề chính toát lên từ toàn bộ bức tranh là sự hỗn loạn của cái chết. Một chiếc đầu lâu như một phần thân con ngựa, một người lính chết nằm ngay dưới chân ngựa. Kiệt tác “Guernica” cũng gợi nhắc lại những bức họa lịch sử như “Đám cháy ở Borgo” của Raphael như lời tuyên ngôn vĩ đại nhất, mạnh mẽ nhất vì con người trong thế kỷ XX. Hiện “Guernica” đang được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng quốc gia Tây Ban Nha Reina Sofia, Madrid.

8. Bức tượng “Prisoners” của Michelangelo (khoảng 1519 – 1534)


Các bức “Prisoners” (Các tù nhân) hay còn gọi là “Slaves” (Các nô lệ) của điêu khắc gia thời Phục hưng Ý Michelangelo vốn được chế tác để đưa vào lăng mộ của Giáo hoàng Julius II, thế nhưng tác phẩm này đã không bao giờ được hoàn thành. Toàn bộ các bức tượng, bao gồm cả bức “Dying and Rebellious Slaves” hiện được trưng bày ở bảo tàng Louvre và “Moses” – bức tượng lớn cuối cùng của Michelangelo, đã tạo nên kiệt tác dang dở vĩ đại nhất trên thế giới.

Sự dang dở này không xuất phát từ sự lười biếng, mà là một sự lựa chọn mỹ học. Sự trỗi dậy bi thương của các tù nhân khi cố gắng thoát ra khỏi những tảng đá đầy bất công đã nói lên số phận con người tương tự như bi kịch Hamlet của đại thi hào Shakespeare. Hiện “Prisoners” đang được lưu giữ tại Viện Hàn lâm nghệ thuật Accademia Gallery, Florence, Ý.

9. Các bức phù điêu ở đền Parthenon (năm 447 – 442 TCN)


Ngôi đền Parthenon linh thiêng, Hy Lạp được xem là kiệt tác kiến trúc cổ điển, nơi lưu giữ những bức phù điêu bằng đá cẩm thạch trải dài trên vách đền, các pho tượng thần đồ sộ và những nét chạm khắc loài nhân mã cuồng nộ đang chiến đấu với con người. Có đến một nửa số tượng điêu khắc tại đền đã bị huân tước Elgin lấy đi khỏi Athens Acropolis (thành phòng thủ của Athen) và chuyển đến London từ hai thế kỷ trước. Phần lớn các tuyệt phẩm điêu khắc của Hy Lạp cổ đại chỉ được biết tới qua các bức sao chép của Công giáo.

Dù vậy, đó vẫn là biểu trưng của mỹ thuật thực sự, là cái nôi của tư tưởng “cổ điển”. Hãy nhìn hình tượng con bò là nguồn cảm hứng cho Keat khi sáng tác trường ca “Ode on a Grecian Urn”, hay tượng những nữ thần khoác trên mình chiếc áo choàng giống trong tranh của Leonardo da Vinci tới mức kỳ lạ. Những ai yêu nghệ thuật cổ điển có thể tới Bảo tàng Anh, London để chiêm ngưỡng những kiệt tác phù điêu này.

10. Bức họa “Mont Sainte-Victoire” của Cézanne (1902 – 1904)


Mont Sainte-Victoire là một ngọn núi ở miền nam nước Pháp. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho một số bức tranh của danh họa Cézanne. Những nét họa đứt gãy đã tạo nên những mảng màu lấp lánh, để lại chút gì đó như do dự, ngập ngừng. Xúc cảm mãnh liệt của thị giác cùng sự dữ dội trong tâm trí Cézanne khi ông dồn ánh nhìn vào ngọn núi trước mắt và bằng cách nào đó nắm trọn bản thể của nó là một trong những nỗ lực mạnh mẽ và trần trụi nhất trong lịch sử hội họa.

Cái nhìn đó toát lên tinh thần của phong trào lập thể và xu hướng trừu tượng, là cái nhìn của một trong những họa sĩ vĩ đại nhất và có ảnh hưởng nhất đến hội họa hiện đại thế kỷ XX. Hiện Bảo tàng nghệ thuật Philadelphia là nơi lưu giữ họa phẩm quý giá này.
(Theo http://www.ngaynay.vn/)