Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Wassily Kandinsky – Bậc thầy hội họa tiên phong cho trường phái trừu tượng

Được xem là người đi tiên phong trong trường phái hội họa trừu tượng, Wassily Kandinsky đã dỡ bỏ hết những quy tắc về vật thể, hình khối để 'dệt' nên những tác phẩm hài hòa giữa màu sắc và âm nhạc.

Gần 150 năm sau ngày danh họa ra đời (16/12/1866), thế giới lại có dịp tưởng nhớ về người họa sĩ tài ba, lỗi lạc của Nga. Wassily Kandinsky được xem là danh họa đầu tiên theo đuổi trường phái trừu tượng – Các bức tranh của ông rất khó để nhận biết. Chính điều đó làm nên sức hấp dẫn, mê hoặc tới người thưởng thức nghệ thuật và các chuyên gia hội họa trên thế giới.


Wassily Kandinsky


Wassily Kandinsky (16/12/1866 – 13/12/1944) là một họa sĩ, thợ in và nhà lý luận người Nga. Ông là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 20, người được tôn vinh với những tác phẩm thuộc trường phái trừu tượng hiện đại đầu tiên trên thế giới.

Bắt đầu từ năm 30 tuổi, Wassily Kandinsky bỏ dở việc dạy môn luật đầy hứa hẹn tại trường Đại học Dorpat để tới trường nghệ thuật Munich (Đức) để theo đuổi ước mơ được cầm cọ vẽ.

Ngay từ khi còn nhỏ, Wassily Kandinsky đã tỏ ra thích thú với màu sắc. Với những hiểu biết về âm nhạc, khoa học, ông đã thêu dệt nên những tác phẩm ‘trừu tượng’, khó đoán.


THE BLUE MOUNTAIN (1908-1909)


Năm 1896, Kandinsky tới sống tại München (Đức) và học tại trường tư thục Anton Ažbe và sau đó là Học viện Mỹ thuật München. Ông trở lại Moskva năm 1914 sau khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Tuy nhiên, Kandinsky lại không có đồng quan điểm về những lý thuyết nghệ thuật chính thống tại Moskva (Nga) và quyết định trở lại Đức năm 1921.

Ông cho rằng việc vẽ những đồ vật dễ nhận biết có thể sẽ làm hỏng tranh của ông. Thay vào đó ông muốn những bức tranh mình phần nào phải giống như âm nhạc: chúng chẳng mang một ý nghĩa đặc biệt gì, nhưng lại có một ảnh hưởng sâu sắc tới người xem. Giống như âm nhạc, Kandinsky tin rằng màu sắc và hình khối có thể biểu lộ là gây cảm xúc. Nhưng bức tranh mang đậm “màu sắc âm nhạc” đã gây cho mọi người sửng sốt.




Quảng trường Đỏ, 1916





SEVERAL CIRCLES (1926)


Mặc dù còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền nghệ thuật Nga, nhưng ông cũng đi nhiều nơi ở châu Âu. Ông trở thành công dân Đức và sau đó là công dân Pháp. Những tư tưởng, những bài viết, bài giảng cũng như các tác phẩm của ông đã dấy lên một cuộc cách mạng nghệ thuật.

Cùng chiêm ngưỡng những tuyệt phẩm hội họa trừu tượng của danh họa Wassily Kandinsky:


COMPOSITION IV (1911)



COMPOSITION VII, 1913



COMPOSITION VIII, 1923



COMPOSITION X 1939
(Theo http://www.ngaynay.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét