Bùi Thanh Phương
Nguyễn Sáng (1923-1988) là hoạ sĩ có tư tưởng, giải quyết vấn đề xã hội lớn lao, gay cấn rất nhuần nhị, lay động với hình hoạ và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo rỗng bởi con tim thành thực yêu thương cùng với tài năng biến ảo, đa dạng. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên mộng ảo, vàng son cung đình đài các, thì Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao khác với tầng lớp đời thường cần lao, cảnh bi hùng chiến trận, chiến tranh cách mạng, những xung đột mạnh mẽ của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàng, xanh, diệp lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội hoạ cả về chất liệu và danh tiếng.
Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ bức thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam, sống và vẽ, dấn thân và quyết liệt, sả thân cả một đời cho lý tưởng nghệ thuật cao cả, mặc dù vậy, đến khi ông chết, vẫn trong cảnh khốn cùng, âm thầm lặng lẽ như cái chết của một thứ dân bụi đời không người thân bên mình trước lúc về bên kia thế giới.
Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 60, 70. Đó cũng là giai đoạn ở miền Bắc mọi người dân đều phải sống trong cảnh nghèo khổ, cả nước cùng dốc toàn bộ sức lực cho cuộc chiến .Với Nguyễn Sáng, ông không những chịu cảnh nghèo mà còn chịu thêm cảnh cô đơn, vợ con không có, ngày lễ, ngày tết, một mình ông lủi thủi trên căn gác chật chội 10m2. Có lần ông đã tâm sự với bạn bè :"Con người lúc sơ sinh hai bàn tay trắng hiền lành. Như trẻ thơ vê tròn vú mẹ. Con người tay áp tay, trao cho nhau chiếc nhẫn, cái hôn đầu ngày cưới. Tôi chẳng có gì ngoài tấm lòng và hai bàn tay trắng. " Và khi được hỏi quan niệm về của cải,ông nói : ""Nếu không vì nghệ thuật, rải tiền đầy đường tôi cũng dẫm lên mà đi; Nếu còn vì nghệ thuật, tôi sẵn sàng kiếm từng đồng xu để sống". Với tính cách vốn sẵn có của dân Nam bộ, Nguyễn Sáng là một người có nhiều ngang ngạnh, gai góc và khó gần. Thường ngày ông vẫn đến quán rượu Thuỷ Hử ở góc phố Ngô Sĩ Liên, ngồi thu lu một mình trong góc khuất với chiếc mũ lưỡi trai cáu bẩn, chiếc áo bông nhầu nát, nom danh họa Nguyễn Sáng ngày đó như một ông lão nhà quê, thời ấy hiếm có ai thấy ra được rằng đó là danh họa Nguyễn Sáng, con người tài hoa này sẽ để lại cho cuộc đời một gia tài nghệ thuật vô giá, và nếu trong đám nhân quần thời ấy kịp thời nhận được ra giá trị tài năng của ông mà đua chen mua tranh của ông vào thời ấy, chắc hẳn những nỗi khổ trong cuộc đời ông sẽ được xoa dịu và vơi đi nhiều. Bây giờ, tôi được biết, bức Kết Nạp Đảng của Nguyễn Sáng khi một bảo tàng ngoại quốc có ý muốn hỏi mượn của Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, người ta đã đặt giá bảo hiểm cho bức tranh này là 2 triệu Đô la Mỹ !
Về đời tư của họa sĩ Nguyễn Sáng, khi xưa, ông từng đã có một cô vợ là Pháp lai, đến khi nổ ra chiến tranh (1945) thì cô vợ Pháp lai đó rời Việt Nam về Pháp, bỏ lại Nguyễn Sáng sống độc thân từ đó đến năm 1978, ông gặp cô Thủy, và cưới cô này. Hôm đám cưới của Nguyễn Sáng, khách đến dự chỉ thấy có mỗi chú rể,tay ôm bó hoa, nước mắt dàn dụa trên khuôn mặt vì cô dâu vừa phải đưa đi cấp cứu gấp do căn bệnh mãn tính bỗng dưng can thiệp vào ngày cưới của họ. Họ sống với nhau được một năm thì cô Thủy mất, do bị bệnh tim.Nguyễn Sáng đau buồn về cái chết của vợ cho đến hết đời ông. Cứ trong mỗi lần ngồi uống rượu với bạn hữu, khi có ai nhắc đến cô Thủy, ông lại mếu máo, than khóc, mặc dù là khi đó ông đã ngoài 60 tuổi.
Thời Nguyễn Sáng, cũng như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng còn khổ và vật lộn với cuộc sống nhiều hơn vì ông sống độc thân lại vốn mang chất nghệ sĩ, nên lĩnh lương đầu tháng thì chỉ vài ngày đầu tháng đã hết, những ngày còn lại trong tháng rơi vào túng bấn, nợ nần triền miên. Ông thường đem tranh đến Lâm toét để cầm cố lấy tiền tiêu, và đem những bức tranh thật đẹp đến Đức Minh thuận bán theo giá mà nhà sưu tập này đặt ra.
Trong cả cuộc đời Nguyễn Sáng, người ta được biết đến bức tranh mà ông đã bán được cao giá nhất (mức giá đạt ngưỡng kỷ lục đối với Nguyễn Sáng và với các họa sĩ đương thời khi đó, khoảng năm 1982) đó là bức chân dung vẽ cho một vị Việt kiều Pháp, Nguyễn Sáng đã yêu cầu vị này trả bằng một chiếc xe máy tay ga của Pháp, lúc bấy giờ giá trị của nó khoảng 2 ngàn USD. Nguyễn Sáng thường dùng chiếc xe này đến chở Bùi Xuân Phái đi chơi và cũng cho bạn đi thử nữa. Nguyễn Sáng ngồi sau để Bùi Xuân Phái chở, phi phăm phăm trên đường phố Hà Nội khiến người Hà Nội thời bấy giờ, ai thấy cũng phải ngoái nhìn theo. Ngồi sau xe, thỉnh thoảng Nguyễn Sáng lại kêu lên " Cẩn thận nhé Phái, phía trước có cái ô tô đấy, cẩn thật nhé, kẻo đất nước lại mất đi hai tài năng lớn". Nhưng Nguyễn Sáng cũng chỉ dùng chiếc xe máy ấy một thời gian ngắn, ông đã bán xe,(thực ra là ông vừa nhượng lại vừa gán nợ cho họa sĩ Lê Chấn) và đã biến toàn bộ chiếc Peureot 102 mầu xanh thẫm ấy thành rượu, ông cùng bạn bè ngất ngưởng trong men say chẳng được bao lâu lại hết nhẵn.
Nguyễn Sáng là người sống thẳng tính, gay gắt, nhưng cũng lại là người dễ xúc động và mặc cảm, ông luôn thu mình lại khi ở chỗ đông người. Tôi nhớ lần gặp ông trong bữa tiệc Quốc khánh của Pháp (1986), ông đứng một mình trong góc khuất, không nói chuyện với ai và cũng không ai quan tâm đến ông. Tôi bèn đi lấy sampane và đồ nhắm cho ông. Nguyễn Sáng uống hết, tôi lại chạy đi lấy nữa, sau vì không muốn cứ phải chạy đi chạy lại nhiều, tôi lấy về nguyên một chai cho ông uống thoải mái. Lần đó ông uống gần hết chai sampane, và say. Ông luôn miệng bảo tôi " Vui Phương nhỉ " Tôi cũng thấy vui vì tính cách nghệ sĩ của ông, cả một tối, ông không tiếp xúc với ai, không tham dự vào hoạt động nào, ông chỉ đứng đó một mình với rượu ngon, thế cũng là đủ " Vui Phương nhỉ "
Cá tính và thói quen của Nguyễn Sáng cũng rất nghệ. Có lần ông đến nhà chơi với Bùi Xuân Phái, ông ngồi xổm, thần người ra dáng vẻ đang suy nghĩ điều gì. Tôi bảo ông " Bác Sáng à, nhà có ghế ngay cạnh bác đó sao bác không ngồi ?" Nguyễn Sáng giật mình, ra khỏi dòng suy nghĩ vì có người nhắc, ông cáu kỉnh gắt " Tôi mà ngồi vào cái ghế này thì tôi sẽ không suy nghĩ ra được điều gì hay hớm cả, sự êm ái của nó chỉ tổ làm cho tôi buồn ngủ"
Một lần khác ông đến chơi đúng vào lúc gia đình đang chuẩn bị bữa ăn tối, Bùi Xuân Phái mời ông cùng ngồi ăn. Trong không khí thân thiện, khi câu chuyện đang được nói về những điều thật bình dị và vui vẻ, bỗng nhiên Nguyễn Sáng đặt bát cơm xuống bàn ,rồi ông ôm mặt khóc nấc lên, tức tưởi như một đứa trẻ thơ.BXPhái vỗ vai Nguyễn Sáng hỏi " Sáng, cậu sao vậy ?" Nguyễn Sáng đáp: "Tớ muốn có một cuộc sống gia đình như cậu đã có, tớ thèm được có một bát canh nóng mỗi ngày."
Năm 1984, triển lãm cá nhân đầu tiên, và cũng là duy nhất của họa sĩ Nguyễn Sáng được tổ chức. Hôm ấy có rất đông bạn bè và người yêu tranh Nguyễn Sáng đến dự. Đương giữa lúc say sưa phấn khởi có đông đủ bạn bè hào hứng chúc mừng thành công của Nguyễn Sáng, chợt nhà văn Nguyễn Tuân phát hiện ra một điều, ông băn khoăn hỏi: " Sao Nguyễn Sáng lại chưa nhận được cái mề đay nào nhỉ ?" Mọi người cười ồ, Nguyễn Sáng tâm sự "Bây giờ nếu tôi về thăm qua họ hàng bà con hỏi chú đi làm Việt Minh Việt Cộng bao nhiêu năm thế mà trên ngực chẳng có cái mề đay nào? Không biết tôi nên trả lời sao? Tôi buồn lắm!" Cho dù Nguyễn Sáng chẳng được một cái mề đay nào nhưng nghệ thuật của ông đã đóng góp thật nhiều vào kho tàng nghệ thuật dân tộc, với những dấu ấn đậm sâu ghi nhận thành quả lao động sáng tạo của người nghệ sĩ đã để lại trên cõi đời này.
Lần cuối cùng tôi nhìn thấy hình ảnh Nguyễn Sáng đó là lần ông đến chào người bạn thân Bùi Xuân Phái trước giờ ông ra sân bay vào sống ở Sài g̣òn (1987). Giờ phút biệt ly của hai người bạn đã gắn bó bên nhau cùng bao kỉ niệm vui buồn trong nửa thế kỉ - từ ngày họ còn là sinh viên trường Mỹ thuật Đông dương, dường như họ cũng có linh cảm là sẽ không bao giờ còn gặp thấy nhau nữa. Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng đã nắm chặt tay nhau trong im lặng, sau cùng, Nguyễn Sáng nói với Bùi Xuân Phái :" Chúng mình là người lớn, vì thế chúng mình không chấp những nhiễu nhương mà đời này đã bày đặt ra cho mỗi đứa chúng mình. " (Cả hai ông cùng dính líu vào nỗi oan của vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (1956) và cùng chịu sự hệ lụy mang tính trừng phạt của nó kéo dài gần hết cuộc đời các ông) Gần một năm sau đó năm1988, bố tôi, họa sĩ Bùi Xuân Phái mất vì trọng bệnh và 2 tháng sau, họa sĩ Nguyễn Sáng cũng qua đời tại Sài Gòn. Bộ tứ huyền thọai Sáng - Nghiêm - Liên - Phái, trong năm 1988 có ba người lên đường sang thế giới khác, chỉ còn lại một người, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, vẫn kiên cường bám trụ đến ngày nay.
BTPhuong
Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ bức thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam, sống và vẽ, dấn thân và quyết liệt, sả thân cả một đời cho lý tưởng nghệ thuật cao cả, mặc dù vậy, đến khi ông chết, vẫn trong cảnh khốn cùng, âm thầm lặng lẽ như cái chết của một thứ dân bụi đời không người thân bên mình trước lúc về bên kia thế giới.
Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 60, 70. Đó cũng là giai đoạn ở miền Bắc mọi người dân đều phải sống trong cảnh nghèo khổ, cả nước cùng dốc toàn bộ sức lực cho cuộc chiến .Với Nguyễn Sáng, ông không những chịu cảnh nghèo mà còn chịu thêm cảnh cô đơn, vợ con không có, ngày lễ, ngày tết, một mình ông lủi thủi trên căn gác chật chội 10m2. Có lần ông đã tâm sự với bạn bè :"Con người lúc sơ sinh hai bàn tay trắng hiền lành. Như trẻ thơ vê tròn vú mẹ. Con người tay áp tay, trao cho nhau chiếc nhẫn, cái hôn đầu ngày cưới. Tôi chẳng có gì ngoài tấm lòng và hai bàn tay trắng. " Và khi được hỏi quan niệm về của cải,ông nói : ""Nếu không vì nghệ thuật, rải tiền đầy đường tôi cũng dẫm lên mà đi; Nếu còn vì nghệ thuật, tôi sẵn sàng kiếm từng đồng xu để sống". Với tính cách vốn sẵn có của dân Nam bộ, Nguyễn Sáng là một người có nhiều ngang ngạnh, gai góc và khó gần. Thường ngày ông vẫn đến quán rượu Thuỷ Hử ở góc phố Ngô Sĩ Liên, ngồi thu lu một mình trong góc khuất với chiếc mũ lưỡi trai cáu bẩn, chiếc áo bông nhầu nát, nom danh họa Nguyễn Sáng ngày đó như một ông lão nhà quê, thời ấy hiếm có ai thấy ra được rằng đó là danh họa Nguyễn Sáng, con người tài hoa này sẽ để lại cho cuộc đời một gia tài nghệ thuật vô giá, và nếu trong đám nhân quần thời ấy kịp thời nhận được ra giá trị tài năng của ông mà đua chen mua tranh của ông vào thời ấy, chắc hẳn những nỗi khổ trong cuộc đời ông sẽ được xoa dịu và vơi đi nhiều. Bây giờ, tôi được biết, bức Kết Nạp Đảng của Nguyễn Sáng khi một bảo tàng ngoại quốc có ý muốn hỏi mượn của Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, người ta đã đặt giá bảo hiểm cho bức tranh này là 2 triệu Đô la Mỹ !
Về đời tư của họa sĩ Nguyễn Sáng, khi xưa, ông từng đã có một cô vợ là Pháp lai, đến khi nổ ra chiến tranh (1945) thì cô vợ Pháp lai đó rời Việt Nam về Pháp, bỏ lại Nguyễn Sáng sống độc thân từ đó đến năm 1978, ông gặp cô Thủy, và cưới cô này. Hôm đám cưới của Nguyễn Sáng, khách đến dự chỉ thấy có mỗi chú rể,tay ôm bó hoa, nước mắt dàn dụa trên khuôn mặt vì cô dâu vừa phải đưa đi cấp cứu gấp do căn bệnh mãn tính bỗng dưng can thiệp vào ngày cưới của họ. Họ sống với nhau được một năm thì cô Thủy mất, do bị bệnh tim.Nguyễn Sáng đau buồn về cái chết của vợ cho đến hết đời ông. Cứ trong mỗi lần ngồi uống rượu với bạn hữu, khi có ai nhắc đến cô Thủy, ông lại mếu máo, than khóc, mặc dù là khi đó ông đã ngoài 60 tuổi.
Thời Nguyễn Sáng, cũng như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng còn khổ và vật lộn với cuộc sống nhiều hơn vì ông sống độc thân lại vốn mang chất nghệ sĩ, nên lĩnh lương đầu tháng thì chỉ vài ngày đầu tháng đã hết, những ngày còn lại trong tháng rơi vào túng bấn, nợ nần triền miên. Ông thường đem tranh đến Lâm toét để cầm cố lấy tiền tiêu, và đem những bức tranh thật đẹp đến Đức Minh thuận bán theo giá mà nhà sưu tập này đặt ra.
Trong cả cuộc đời Nguyễn Sáng, người ta được biết đến bức tranh mà ông đã bán được cao giá nhất (mức giá đạt ngưỡng kỷ lục đối với Nguyễn Sáng và với các họa sĩ đương thời khi đó, khoảng năm 1982) đó là bức chân dung vẽ cho một vị Việt kiều Pháp, Nguyễn Sáng đã yêu cầu vị này trả bằng một chiếc xe máy tay ga của Pháp, lúc bấy giờ giá trị của nó khoảng 2 ngàn USD. Nguyễn Sáng thường dùng chiếc xe này đến chở Bùi Xuân Phái đi chơi và cũng cho bạn đi thử nữa. Nguyễn Sáng ngồi sau để Bùi Xuân Phái chở, phi phăm phăm trên đường phố Hà Nội khiến người Hà Nội thời bấy giờ, ai thấy cũng phải ngoái nhìn theo. Ngồi sau xe, thỉnh thoảng Nguyễn Sáng lại kêu lên " Cẩn thận nhé Phái, phía trước có cái ô tô đấy, cẩn thật nhé, kẻo đất nước lại mất đi hai tài năng lớn". Nhưng Nguyễn Sáng cũng chỉ dùng chiếc xe máy ấy một thời gian ngắn, ông đã bán xe,(thực ra là ông vừa nhượng lại vừa gán nợ cho họa sĩ Lê Chấn) và đã biến toàn bộ chiếc Peureot 102 mầu xanh thẫm ấy thành rượu, ông cùng bạn bè ngất ngưởng trong men say chẳng được bao lâu lại hết nhẵn.
Nguyễn Sáng là người sống thẳng tính, gay gắt, nhưng cũng lại là người dễ xúc động và mặc cảm, ông luôn thu mình lại khi ở chỗ đông người. Tôi nhớ lần gặp ông trong bữa tiệc Quốc khánh của Pháp (1986), ông đứng một mình trong góc khuất, không nói chuyện với ai và cũng không ai quan tâm đến ông. Tôi bèn đi lấy sampane và đồ nhắm cho ông. Nguyễn Sáng uống hết, tôi lại chạy đi lấy nữa, sau vì không muốn cứ phải chạy đi chạy lại nhiều, tôi lấy về nguyên một chai cho ông uống thoải mái. Lần đó ông uống gần hết chai sampane, và say. Ông luôn miệng bảo tôi " Vui Phương nhỉ " Tôi cũng thấy vui vì tính cách nghệ sĩ của ông, cả một tối, ông không tiếp xúc với ai, không tham dự vào hoạt động nào, ông chỉ đứng đó một mình với rượu ngon, thế cũng là đủ " Vui Phương nhỉ "
Cá tính và thói quen của Nguyễn Sáng cũng rất nghệ. Có lần ông đến nhà chơi với Bùi Xuân Phái, ông ngồi xổm, thần người ra dáng vẻ đang suy nghĩ điều gì. Tôi bảo ông " Bác Sáng à, nhà có ghế ngay cạnh bác đó sao bác không ngồi ?" Nguyễn Sáng giật mình, ra khỏi dòng suy nghĩ vì có người nhắc, ông cáu kỉnh gắt " Tôi mà ngồi vào cái ghế này thì tôi sẽ không suy nghĩ ra được điều gì hay hớm cả, sự êm ái của nó chỉ tổ làm cho tôi buồn ngủ"
Một lần khác ông đến chơi đúng vào lúc gia đình đang chuẩn bị bữa ăn tối, Bùi Xuân Phái mời ông cùng ngồi ăn. Trong không khí thân thiện, khi câu chuyện đang được nói về những điều thật bình dị và vui vẻ, bỗng nhiên Nguyễn Sáng đặt bát cơm xuống bàn ,rồi ông ôm mặt khóc nấc lên, tức tưởi như một đứa trẻ thơ.BXPhái vỗ vai Nguyễn Sáng hỏi " Sáng, cậu sao vậy ?" Nguyễn Sáng đáp: "Tớ muốn có một cuộc sống gia đình như cậu đã có, tớ thèm được có một bát canh nóng mỗi ngày."
Năm 1984, triển lãm cá nhân đầu tiên, và cũng là duy nhất của họa sĩ Nguyễn Sáng được tổ chức. Hôm ấy có rất đông bạn bè và người yêu tranh Nguyễn Sáng đến dự. Đương giữa lúc say sưa phấn khởi có đông đủ bạn bè hào hứng chúc mừng thành công của Nguyễn Sáng, chợt nhà văn Nguyễn Tuân phát hiện ra một điều, ông băn khoăn hỏi: " Sao Nguyễn Sáng lại chưa nhận được cái mề đay nào nhỉ ?" Mọi người cười ồ, Nguyễn Sáng tâm sự "Bây giờ nếu tôi về thăm qua họ hàng bà con hỏi chú đi làm Việt Minh Việt Cộng bao nhiêu năm thế mà trên ngực chẳng có cái mề đay nào? Không biết tôi nên trả lời sao? Tôi buồn lắm!" Cho dù Nguyễn Sáng chẳng được một cái mề đay nào nhưng nghệ thuật của ông đã đóng góp thật nhiều vào kho tàng nghệ thuật dân tộc, với những dấu ấn đậm sâu ghi nhận thành quả lao động sáng tạo của người nghệ sĩ đã để lại trên cõi đời này.
Lần cuối cùng tôi nhìn thấy hình ảnh Nguyễn Sáng đó là lần ông đến chào người bạn thân Bùi Xuân Phái trước giờ ông ra sân bay vào sống ở Sài g̣òn (1987). Giờ phút biệt ly của hai người bạn đã gắn bó bên nhau cùng bao kỉ niệm vui buồn trong nửa thế kỉ - từ ngày họ còn là sinh viên trường Mỹ thuật Đông dương, dường như họ cũng có linh cảm là sẽ không bao giờ còn gặp thấy nhau nữa. Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng đã nắm chặt tay nhau trong im lặng, sau cùng, Nguyễn Sáng nói với Bùi Xuân Phái :" Chúng mình là người lớn, vì thế chúng mình không chấp những nhiễu nhương mà đời này đã bày đặt ra cho mỗi đứa chúng mình. " (Cả hai ông cùng dính líu vào nỗi oan của vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (1956) và cùng chịu sự hệ lụy mang tính trừng phạt của nó kéo dài gần hết cuộc đời các ông) Gần một năm sau đó năm1988, bố tôi, họa sĩ Bùi Xuân Phái mất vì trọng bệnh và 2 tháng sau, họa sĩ Nguyễn Sáng cũng qua đời tại Sài Gòn. Bộ tứ huyền thọai Sáng - Nghiêm - Liên - Phái, trong năm 1988 có ba người lên đường sang thế giới khác, chỉ còn lại một người, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, vẫn kiên cường bám trụ đến ngày nay.
BTPhuong
Tác Phẩm Của Nguyễn Sáng
Portrait Bui Xuan Phai 1
Portrait Bui Xuan Phai 2
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét